Bài giảng Địa lý kinh tế

Bài giảng "Địa lý kinh tế" được biên soạn bao gồm các bài học về nghiên cứu của địa lý kinh tế như: hệ thống kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam, nguồn lực phát triển kinh tế, nguồn lực kinh tế xã hội, những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội của vùng kinh tế, . Mời thầy cô và các em cùng tham khảo. | ĐỊA LÝ KINH TẾ 1 CHƯƠNG 1 KHÁT QUÁT VIỆT NAM TRONG HỆ THỐNG KINH TẾ THẾ GIỚI BÀI 1 BÀI MỞ ĐẦU Đối tượng nghiên cứu của địa lý kinh tế Hoạt động kinh tế là bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên xã hội loài người hoạt động đó không thể xảy ra ngoài không gian sống của con người đó là môi trường địa lý. Lãnh thổ và hoạt động kinh tế của con người có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Và địa lý kinh tế ra đời cùng với sự hình thành các ngành sản xuất nông nghiệp khi con người biết gieo trồng và thu hoạch. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của địa lý kinh tế là hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế - Xã hội. Đây là một hệ thống có cấu trúc phức tạp bao gồm điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội của lãnh thổ liên quan đến hoạt động sản xuất nghỉ ngơi của con người cũng với việc bảo vệ môi trường sống. Về thực chất hệ thống Lãnh thổ - Kinh tế - Xã hội được xác định bởi các yếu tố tự nhiên bởi mức độ phát triển của các ngành kinh tế phân bố kinh tế trên lãnh thổ bởi các điều kiện xã hội chính trị. Vì thế nó sẽ khác biệt giữa các quốc gia các vùng hoặc các khu vực có đặc điểm tự nhiên sự phát triển kinh tế hình thái xã hội khác nhau. Nội dung nghiên cứu của địa lý kinh tế Nhiệm vụ nghiên cứu của địa lý kinh tế hiện nay là tổ chức nền kinh tế xã hội theo lãnh thổ. Vì vậy việc phân vùng kinh tế quy hoạch vùng quy hoạch các hệ thống cư dân các vùng thành phố các trung tâm đầu mối công nghiệp các liên kết nông công nghiệp. Như vậy nội dung chủ yếu của địa lý kinh tế Việt Nam là nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực tiễn phân bố sản xuất tổ chức lãnh thổ kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế Việt Nam. 1. Sự phân bố kinh tế theo lãnh thổ Phân bố sản xuất là nội dung nghiên cứu chính của địa lý kinh tế. Phân bố sản xuất nói một cách đầy đủ là phân bố các lực lượng sản xuất theo lãnh thổ là một trạng thái động biểu thị sự phân bố sắp xếp các lực lượng sản xuất theo lãnh thổ phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của các vùng riêng biệt được xác định bởi các đặc điểm phân công lao động .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.