Đánh giá năng suất vật rụng của rừng ngập mặn phục hồi sau bão Durian (2006) tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết Đánh giá năng suất vật rụng của rừng ngập mặn phục hồi sau bão Durian (2006) tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đánh giá năng suất vật rụng của rừng ngập mặn phục hồi sau bão Durian tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh từ 11/2019 đến 10/2020. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 9 2022 1441-1452 Vol. 19 No. 9 2022 1441-1452 ISSN Website https https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VẬT RỤNG CỦA RỪNG NGẬP MẶN PHỤC HỒI SAU BÃO DURIAN 2006 TẠI CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Trọng Khiêm1 Lê Thị Son2 Phạm Quỳnh Hương2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Thị Son Email lethison0119@ Ngày nhận bài 27-5-2022 ngày nhận bài sửa 07-7-2022 ngày duyệt đăng 06-9-2022 TÓM TẮT Nghiên cứu đánh giá năng suất vật rụng của rừng ngập mặn phục hồi sau bão Durian tại Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh từ 11 2019 đến 10 2020. Các mẫu vật rụng được thu bằng các bẫy lưới đặt tại rừng nguyên vẹn F rừng gãy đổ và không dọn dẹp G và rừng gãy đổ đã được dọn dẹp R . Tổng năng suất vật rụng là 59 03 8 76 g m2 tháng 56 92 5 99 g m2 tháng và 43 05 9 22 g m2 tháng tương ứng với vùng F G R. Sự ưu thế của Rhizophora apiculata dẫn đến năng suất vật rụng vùng F cao hơn vùng R. Độ mặn trầm tích sự loại muối qua lá và gió mạnh là nguyên nhân chính khiến năng suất vật rụng mùa khô cao hơn mùa mưa. Năng suất vật rụng trong khu vực nghiên cứu thấp cho thấy hệ sinh thái này chưa bước vào giai đoạn thành thục và ổn định. Từ khóa rừng ngập mặn Cần Giờ năng suất vật rụng rừng phục hồi bão Durian 1. Giới thiệu Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái có năng suất cao trên thế giới đồng thời còn là bể chứa carbon khổng lồ Duarte amp Cebrian 1996 bất chấp việc chúng thường xuyên phải đối mặt với sự thiếu hụt dinh dưỡng Lovelock et al. 2005 . Bên cạnh chuỗi thức ăn bắt đầu bằng các sinh vật tự dưỡng chuỗi thức ăn mùn bã cũng đóng góp quan trọng vào sự chu chuyển vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Odum amp Heald 1972 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.