Hoàn thành chương này người học có thể: 1. Định nghĩa được cấu trúc tổ chức và thiết kế bộ máy quản trị. 2. Giải thích tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy quản trị trong một tổ chức. 3. Hiểu được khái niệm về tầm kiểm soát/tầm quản trị. 4. Biết được các cách phân chia bộ phận trong một tổ chức, ưu và nhược điểm của mỗi cách phân chia này và phạm vi áp dụng. 5. Hiểu được các kiểu cơ cấu quản trị, ưu và nhược điểm của mỗi kiểu cơ cấu quản. | Chương 7 TỔ CHỨC CHƯƠNG7 TỔ CHỨC Hoàn thành chương này người học có thể 1. Định nghĩa được cấu trúc tổ chức và thiết kế bộ máy quản trị. 2. Giải thích tầm quan trọng của việc xây dựng bộ máy quản trị trong một tổ chức. 3. Hiểu được khái niệm về tầm kiểm soát tầm quản trị. 4. Biết được các cách phân chia bộ phận trong một tổ chức ưu và nhược điểm của mỗi cách phân chia này và phạm vi áp dụng. 5. Hiểu được các kiểu cơ cấu quản trị ưu và nhược điểm của mỗi kiểu cơ cấu quản trị và phạm vi áp dụng. 6. Nắm được khái niệm tập quyền và phân quyền trong quản trị và hiểu sự ủy quyền trong quản trị. I. Khái niệm và mục tiêu của chức năng tổ chức . Khái niệm Một khi mục tiêu các chiến lược và kế hoạch của tổ chức đã được xác định nhà quản trị cần phải xây dựng một cấu trúc tổ chức hiệu quả nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu. Chức năng tổ chức đứng ở vị trí thứ hai trong tiến trình quản trị nhưng nó có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của tổ chức. Nói cách khác tổ chức là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quản trị. Thật vậy nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã cho thấy 70 - 80 những khiếm khuyết trong việc thực hiện các mục tiêu là do yếu kém của công tác tổ chức. Nhưng chức năng tổ chức được định nghĩa như thế nào Trong thực tiễn có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ này. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ thì tổ chức có các nghĩa sau đây Làm cho thành một chỉnh thể có một cấu tạo một cấu trúc và những chức năng nhất định. 123 Chương 7 TỔ CHỨC Làm những gì cần thiết đế tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được một hiệu quả lớn nhất. Làm công tác tổ chức cán bộ. Tổ chức theo từ gốc Hy Lạp Organon nghĩa là hài hòa từ tổ chức nói lên một quan điểm rất tổng quát đó là cái đem lại bản chất thích nghi với sự sống . Theo Chester I. Barnard thì tổ chức là một hệ thống những hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức. Theo Harold Koontz Cyril Odonnell và Heinz Weihrich thì công tác tổ chức là việc nhóm gộp các