Đề tài "Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá Thành phố Đà Nẵng" đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ KIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành Kinh tế Phát triển Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học TS. LÊ BẢO Phản biện 1 PGS. TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 2 TS. HỒ KỲ MINH . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 8 năm 2015. Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1445 QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 thì thành phố Đà Nẵng được quy hoạch là một trong sáu trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường biển Đông và Hoàng Sa. Định hướng phát triển thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của địa phương trong thời gian qua Đà Nẵng đã đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá với mục tiêu hình thành Trung tâm nghề cá của khu vực miền Trung theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong quá trình phát triển các hoạt động của ngành dịch vụ hậu cần nghề cá là một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Tuy nhiên trong những năm vừa qua sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ HCNC ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng vẫn còn quá nhiều mặt tồn tại cần phải khắc phục đó là cơ sở hạ tầng cảng cá bến cá khu neo đậu tránh trú bão đầu tư nhưng chưa đồng bộ việc quản lý chưa hiệu quả công tác vệ sinh môi trường chưa được chú trọng các cơ sở đóng sửa chữa tàu cá phát triển thiếu quy hoạch năng lực đóng mới hạn chế các hoạt động công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai