Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tự học, giao tiếp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc Đan Lai ở trường THPT Mường Quạ thông qua công tác chủ nhiệm

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Phát triển năng lực tự học, giao tiếp và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dân tộc Đan Lai ở trường THPT Mường Quạ thông qua công tác chủ nhiệm" nhằm tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác chủ nhiệm trong việc giáo dục kĩ năng sống, phát triển năng lực tự học cho học sinh, năng lực giao tiếp và định hướng nghề nghiệp từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất cải tiến để qua đó phát triển các kĩ năng này thông qua các hoạt động của công tác chủ nhiệm. | Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Theo tinh thần của Nghị Quyết số 29 NQ TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đó là Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học . Trong những năm gần đây chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến và đã trở thành xu hướng chung của toàn ngành giáo dục. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hóa học sinh về mặt trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho học sinh hình thành được những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết để xử lý được những tình huống đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Trường THPT Mường Quạ đứng chân trên địa bàn xã Môn Sơn huyện Con Cuông tuyển sinh ở hai xã Môn Sơn và Lục Dạ là một trong hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An có học sinh dân tộc ít người Đan Lai. Với đặc thù của đồng bào là sống ở vùng lõi của vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An giao thông đi lại không thuận tiện đời sống kinh tế khó khăn điều kiện giao lưu tiếp xúc với vùng phát triển còn nhiều hạn chế do đó phần lớn con em của đồng bào nơi đây ít được đi học hoặc nếu đi học thì cũng chỉ học hết cấp 1 hoặc cấp 2 là lập gia đình. Năm 2006 thực hiện Đề án của Chính phủ về bảo tồn phát triển bền vững dân tộc Đan Lai tại vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát đời sống kinh tế của đồng bào có nhiều chuyển biến tích cực công tác giáo dục được đẩy mạnh. Từ đó đến nay đã có hàng chục em tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên trong những năm qua một thực trạng chung của các em học sinh Đan Lai là chưa mạnh dạn trong giao tiếp khả năng tự học tự làm việc chưa cao và nhận thức việc học là chỉ để có bằng tốt nghiệp. Qua nhiều

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
51    311    2    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.