Đề tài "Một số giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học của học sinh trong chương trình Địa lí cấp trung học phổ thông" nhằm cung cấp một số cơ sở lí luận về đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học liên quan đến nội dung tự học trong môn Địa lí, đồng thời đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động dạy học nói chung và rèn luyện năng lực tự học nói riêng trong chương trình Địa lí cấp THPT, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao năng lực tự học góp phần hình thành, phát huy các phẩm chất, năng lực của HS, giúp các em thích nghi được với những thay đổi của hoàn cảnh sống, có kĩ năng để học tập suốt đời. | MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Khi đánh giá quá trình DẠY HỌC chúng ta đánh giá vào sản phẩm. Học sinh chính là sản phẩm và cũng là chủ thể của quá trình. Để quá trình DẠY HỌC được thành công thì học sinh phải biết tự học. Nghĩa là học sinh phải tự nỗ lực để chiếm lĩnh tri thức. Biết tự học thì tri thức xã hội mới biến thành sản phẩm của chính mình. Sản phẩm chỉ được đánh giá một cách chính xác khi học sinh biết tự học. Nếu sản phẩm không phải là do tự học mang lại thì thành tích chỉ để trang trí. Nguồn tri thức thì vô tận và đang bùng nổ nhanh chóng bản thân giáo viên cũng không thể nào biết hết được và cũng không thể nào đi theo suốt cuộc đời các em học sinh mặc dù mình rất thương yêu chúng. Hôm nay ta dạy học sinh biết tự học ngày mai học sinh mới biết lao động và sáng tạo. Giáo dục cho học sinh tính tự học là vấn đề rất thiết thực và mang tính thời sự trong giáo dục hiện nay. Thực tế cho thấy các em đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi là những em dành rất nhiều thời gian cho việc tự học của mình. Để việc tự học của học sinh đem lại hiệu quả thì vai trò của giáo viên trong quá trình này rất quan trọng Người thầy dạy giỏi là người thầy biết giải thích Người thầy xuất sắc là người thầy biết minh họa Người thầy xuất chúng là người thầy biết truyền cảm hứng. Thầy cô là người tạo môi trường và tình huống để học sinh có thể rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức hoạt động học và dạy cách học. Để làm được điều đó giáo viên phải nắm vững quá trình hình thành nhận thức thường xuyên cập nhật thay đổi phương pháp liên hệ chặt chẽ với phụ huynh hướng dẫn học sinh biết sử dụng và áp dụng công nghệ thông tin năng lực số vào trong quá trình tự học liên hệ kiến thức với cuộc sống để hấp dẫn tạo hứng thú tìm tòi của học sinh. Như vậy việc giáo viên định hướng tạo điều kiện học sinh biết tự học một cách hiệu quả là một xu thế tất yếu bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục tự .