Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng Việt Nam 1930-1945 (Ngữ văn 11 tập 2) nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Đa dạng hóa hoạt động luyện tập trong dạy học thơ ca cách mạng Việt Nam 1930-1945 (Ngữ văn 11 tập 2) nhằm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho học sinh" nhằm biết xác định nhiệm vụ học tập, nhận nhiệm vụ để tiếp cận tri thức và củng cố, phát triển phẩm chất, năng lực của mình; Thiết kế nội dung hoạt động Luyện tập trong Kế hoạch bài dạy nhằm đáp ứng yêu cầu mới. | A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ 20 các nhà giáo dục tiến bộ trên thế giới họp bàn và đi đến thống nhất quan điểm thế kỉ 21 là thế kỉ học tập suốt đời. Để làm được điều đó họ đã xây dựng nên 4 trụ cột Học để biết Học để làm Học để làm người và Học để chung sống. Nắm được xu hướng thế giới như vậy để theo kịp tinh thần đó Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện quan điểm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà. Đổi mới chứ không phải là thay đổi nghĩa là luôn có tính kế thừa một trong những quan điểm đó chính là học để làm học đi đôi với hành quan điểm giáo dục học sinh sẽ vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Để học tập suốt đời thì học sinh phải học được phương pháp tiếp cận do đó chúng ta đã thay đổi phương pháp dạy học. Trong kế hoạch dạy học hiện nay chúng ta đã xây dựng trên quan điểm 04 hoạt động trong 01 tiết học thứ nhất là khởi động tạo tâm thế tiếp nhận thứ hai hình thành kiến thức thứ ba là luyện tập và thứ tư là vận dụng. Từ các hoạt động đó chúng tôi nhận thấy để tạo sự ghi nhớ cách làm thì khâu luyện tập đóng vai trò quan trọng then chốt của vấn đề. Nắm được tầm quan trọng đó chúng ta cần xây dựng một hệ thống cách thức thực hiện đa dạng để tránh tình trạng nhàm chán máy móc ở một phương pháp dạy học. 2. Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển đổi mục tiêu dạy học từ chỗ dạy cho học sinh biết cái gì sang mục tiêu học sinh làm được gì sau khi đã học. Điều này có thể xem là một bước đột phá của việc đổi mới trong ngành giáo dục. Nếu như trước đây quá trình dạy học giáo viên chủ yếu tập trung trang bị cho học sinh của mình những kiến thức thông qua các bài học. Chủ yếu đó là những kiến thức lí thuyết nghĩa là mới dừng lại ở chỗ học sinh biết cái gì. Có thể nói điều đó là không sai bởi kiến thức luôn đóng vai trò trọng tâm trong học tập nhưng khi xã hội phát triển thì giáo dục cần có sự chuyển hướng biến tri thức đó gắn liền thực tiễn cuộc sống. Học không chỉ để biết mà còn để .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.