Thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận cơ thể người

Bài viết Thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận cơ thể người tập trung phân tích về thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người nhằm góp phần phòng ngừa và đấu tranh, chống tội phạm xâm hại đến sức khỏe con người. | THỰC TIỄN XỬ LÝ VI PHẠM MUA BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI Nguyễn Thị Ngọc Hà và Trương Thị Hiền Viện Công Nghệ Việt Nhật Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Nguyễn Thị Dung TÓM TẮT Hiện nay số lượng người đang chờ ghép tạng tại Việt Nam luôn ở mức cao trong khi nguồn tạng lại ngày càng khan hiếm dẫn đến các hành vi mua bán bộ phận trên cơ thể người diễn ra tràn lan bất hợp pháp cùng với đó là sự góp mặt của các bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Họ vì lợi nhuận thu được mà không quan tâm đến tình trạng sức khỏe của người bán hay sự an toàn của những cuộc phẫu thuật. Các hành vi mua bán bộ phận trên cơ thể người đã phát triển về mặt hình thức lẫn phương cách giao dịch. Trước những thực tế nêu trên bài nghiên cứu này tập trung phân tích về thực tiễn xử lý vi phạm mua bán bộ phận trên cơ thể người nhằm góp phần phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm xâm hại đến sức khỏe con người. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Mua bán nội tạng đến nay vẫn bị xem là hành vi bất hợp pháp trên Thế giới. Vấn nạn này không còn là hiện tượng mới ở các quốc gia Đông Nam Á vì nó đã tồn tại suốt hàng thập kỷ qua và Việt Nam cũng không phải là một quốc gia ngoại lệ. Thế nhưng vấn đề xử phạt đối với hành vi này đang để lại một lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát nạn buôn bán tạng người. Bên cạnh vấn đề liên quan mang tính xã hội thì vẫn còn tồn tại nhiều khía cạnh về mặt pháp lý xử lý chưa chắc chắn và triệt để. Điển hình như Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 sau đây viết tắc là BLHS và Luật hiến lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác năm 2006 nghiêm cấm việc sử dụng bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên nếu trên thực tế người bán và người mua ngầm thỏa thuận với nhau nhưng lại biểu hiện là tự nguyện hiến thì việc xử lý vấn đề này như thế nào lại trở thành bất cập trong vấn đề xử lý vi phạm. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN . Khái niệm bộ phận cơ thể người Xét về mặt pháp lý theo quy định Luật hiến lấy ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 cụ thể

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.