Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải bột mì bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy đứng

Bài viết Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải bột mì bằng mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy đứng trình bày về hướng ứng dụng bãi lọc ngầm trong xử lý nước thải bột mì, một trong những loại nước thải khó xử lý với hàm lượng chất dinh dưỡng cao đòi hỏi biện pháp xử lý tốn kém nhiều chi phí. Nghiên cứ xây dựng hai mô hình để đối chứng với đối tượng nghiên cứu là Sậy. | NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỘT MÌ BẰNG MÔ HÌNH BÃI LỌC NGẦM TRỒNG CÂY DÒNG CHẢY ĐỨNG Tạ Trung Kiên Nguyễn Kim Hương Trần Ngọc Yến Anh Nguyễn Ngọc Đạt Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD ThS. Lâm Vĩnh Sơn TÓM TẮT Nghiên cứu này trình bày về hướng ứng dụng bãi lọc ngầm trong xử lý nước thải bột mì một trong những loại nước thải khó xử lý với hàm lượng chất dinh dưỡng cao đòi hỏi biện pháp xử lý tốn kém nhiều chi phí. Nghiên cứ xây dựng hai mô hình để đối chứng với đối tượng nghiên cứu là Sậy. Các kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu xuất xử lý nước thải trong bãi lọc trồng cây dòng chảy đứng là rất tốt. Hiệu quả xử lý đạt 90 đối với COD 88 đối với chỉ tiêu N 86 đối với P 94 đối với SS và pH đầu ra ổn định từ 6 8 - 7 1. Với mô hình trồng Sậy chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40 2011 BTNMT cột A. Tuy nhiên với hàm lượng COD đầu vào luôn lớn hơn 500 mg l nên sau khi qua hệ thống hàm lượng COD không đạt QCVN 40 2011 BTNMT cột A. Mô hình trồng Sậy cho phép đạt hiệu xuất xử lý cao hơn nhiều so với mô hình không trồng Sậy. Từ khoá chất dinh dưỡng cao hiệu xuất xử lý nước thải bột mì sậy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy đứng là một trong những hệ thống sinh học được ứng dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay. Một số vùng khô thiếu nước thì mô hình này còn được xem là một nhân tố sống còn cho việc tái tạo nguồn nước ngầm và nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Bãi lọc ngầm trồng cây không chỉ là sự chuyển đổi đơn giản của hệ thống đất ngập nước mà còn tăng cường sự phì nhiêu cho các vùng đất nông nghiệp. Mục đích của hệ thống này là tăng năng suất cây trồng và tăng độ màu mỡ cho các vùng đất nông nghiệp khô hạn cũng như các vùng đất nông nghiệp bị ngập nước. Sự kết hợp của hệ thống thực vật được phân bố trên bề mặt của hệ thống góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu suất xử lý. Các vi sinh vật trong hệ thống và trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy và chuyển hóa các chất hữu cơ N phosphore. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.