Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay)

Bài viết "Xây dựng nền giáo dục “thực học, thực nghiệp” (Nhìn từ Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX đến nay)" làm rõ hơn tư tưởng thực học, thực nghiệp tại Đông Kinh nghĩa thục. Tư tưởng đó được kế tiếp qua các giai đoạn lịch sử đã và đang được hiện hữu một phần trong chương trình giáo dục tại các trường đại học định hướng ứng dụng, trong đó có Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo! | XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC HỌC THỰC NGHIỆP NHÌN TỪ ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NAY TS. Lê Thị Thu Hương 1 Tóm tắt Trong lịch sử dân tộc nền giáo dục Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XX đã có những ý tưởng thực học thực nghiệp . Hà Nội với vị thế trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước trong suốt bề dày lịch sử luôn là nơi khởi điểm cho những ý tưởng sáng tạo trong giáo dục. Tư tưởng giáo dục thực học thực nghiệp từ các nhà giáo Trường Đông Kinh nghĩa thục của Hà Nội từ đầu thế kỷ XX trải qua hơn một thế kỷ đến nay còn nguyên giá trị. Bài học của lịch sử về thực học thực nghiệp đã và đang được thể hiện trong đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Mô hình các Trường đại học theo định hướng ứng dụng trong đó có trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang tiến hành đã và đang đi theo hướng thực học thực nghiệp . Từ khóa Thực học thực nghiệp Đông Kinh nghĩa thục Đại học Thủ đô Hà Nội. I. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó đặt ra nhiều thách thức cho nền giáo dục Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ TW đã đề ra vấn đề về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cần chủ động phát huy mặt tích cực hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường đảm bảo định hướng XHCN xây dựng một nền giáo dục mở thực học thực nghiệp dạy tốt học tốt quản lý tốt. Đối với giáo dục đại học cần tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao bồi dưỡng nhân tài phát triển phẩm chất và năng lực tự học tự làm giàu tri thức sáng tạo của người học phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Để đạt được mục tiêu đó vấn đề thực học thực nghiệp ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết. Hà Nội với vị thế là Thủ đô có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến cái nôi của nền giáo dục Việt Nam thì càng cần thiết phải đẩy mạnh vấn đề

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.