Đề xuất một số phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bài viết "Đề xuất một số phương pháp giảng dạy chủ động theo tiếp cận CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội" tổng hợp về một số phương pháp giảng dạy chủ động theo hướng tiếp cận CDIO giúp sinh viên ngành Công tác xã hội học tập tích cực để đạt được chuẩn đầu ra trong các học phần và chương trình đào tạo, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Tùy vào mục tiêu từng học phần cụ thể, người giảng viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp giúp sinh viên học tập chủ động để đạt được các mục tiêu ấy. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CHỦ ĐỘNG THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ThS. Vũ Thị Thanh Nga 1 Tóm tắt Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực là một yêu cầu tất yếu đòi hỏi sự tham gia của nhiều yếu tố trong quá trình dạy học ở trường đại học đáp ứng một nền giáo dục thực chất. Trên con đường hội nhập phát triển Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã và đang thực hiện từng bước điều chỉnh chương trình đào tạo đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các ngành đào tạo. Trong giới hạn của bài viết này chúng tôi tổng hợp về một số phương pháp giảng dạy chủ động theo hướng tiếp cận CDIO giúp sinh viên ngành Công tác xã hội học tập tích cực để đạt được chuẩn đầu ra trong các học phần và chương trình đào tạo cũng như đáp ứng được các yêu cầu của xã hội. Tùy vào mục tiêu từng học phần cụ thể người giảng viên sẽ tổ chức các hoạt động phù hợp giúp sinh viên học tập chủ động để đạt được các mục tiêu ấy. Từ khóa Phương pháp giảng dạy chủ động tiếp cận CDIO công tác xã hội. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội là trang bị cho sinh viên trở thành những nhân viên công tác xã hội thực hiện các hoạt động trợ giúp xã hội tại các cơ quan tổ chức doanh nghiệp trong khối Nhà nước và tư nhân. Mục đích cuối cùng của một chương trình đào tạo là làm thế nào để sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt được chuẩn đầu ra dựa trên chuẩn nghề nghiệp của nhân viên công tác xã hội. Đồng thời chương trình đào tạo phải đáp ứng được xu thế phát triển của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy mục tiêu dạy học phải được thể hiện dưới dạng chuẩn đầu ra ở cấp chương trình đào tạo và cấp môn học. Chương trình đào tạo phải đảm bảo sao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ đáp ứng chuẩn đầu ra. Khi phát triển chương trình chi tiết cho các chuyên ngành các học phần và hoạt động đào tạo phải tiếp cận năng lực bằng cách diễn đạt các hành vi nghề nghiệp mong đợi bằng các hoạt động mà sản .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
92    5    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.