Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hoá: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Khương Thượng, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý di tích lịch sử đình làng Khương Thượng, rút ra những mặt ưu điểm và hạn chế trong quản lý, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý di tích trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ MAI LINH QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH KHƯƠNG THƯỢNG QUẬN ĐỐNG ĐA THÀNH PHỐ HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 9 2018 2020 Hà Nội 2021 CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học Trịnh Thị Minh Đức Phản biện 1 Phản biện 2 Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương Vào ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di tích lịch sử văn hóa DTLSVH là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Vì vậy việc bảo tồn các di sản di tích là việc làm quan trọng và vô cùng cần thiết trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Không những thế di tích lịch sử văn hóa còn là một nhân chứng của lịch sử là kho tư liệu để các thế hệ mai sau tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử của dân tộc qua các thời kỳ từ đó giáo dục thế hệ trẻ hôm nay và mai sau những nét truyền thống đặc trưng của lịch sử văn hóa và dân tộc. Di tích lịch sử - văn hóa là sản phẩm vật chất công trình xây dựng địa điểm và các di vật bảo vật quốc gia thuộc công trình địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học nhưng cũng luôn chứa đựng yếu tố phi vật chất phi vật thể thể hiện sức sáng tạo đời sống tinh thần tâm linh của thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau. Vậy nên bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa không chỉ nhằm giữ gìn sản phẩm vật chất mà còn góp phần làm cho di sản văn hóa phi vật thể phát huy giá trị trong việc giáo dục nuôi dưỡng lưu truyền truyền thống cách mạng và bản sắc văn hóa cho thế hệ sau. Từ quan điểm kế thừa phát huy những giá trị văn hóa của cha ông để lại đồng thời giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành cơ chế chính sách văn bản pháp luật nhằm bảo tồn tôn tạo và

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.