Tài liệu tham khảo Đề cương chi tiết môn địa lý kinh tế Việt Nam | ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT 1. Tên môn học: ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT NAM 2. Giảng viên :TS TRẦN VĂN THÔNG 3. Bậc đào tạo: Đại học Hệ đào tạo : Chính quy Khóa : K35 4. Thời lượng: 2 tín chỉ. 5. Điều kiện tiên quyết (các môn học phải học trước): + Nguyên lý Mác Lê Nin + Kinh tế học vi mô; vĩ mô + Kinh tế phát triển 6. Mô tả môn học: + Môn học đi sâu nghiên cứu các vấn đề về không gian địa lý; không gian kinh tế; không gian toán học; tổ chức không gian kinh tế - xã hội; khái niệm về nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. + Nghiên cứu các khái niệm cơ bản như môi trường; tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên nhân lực; tăng trưởng và phát triển kinh tế; các chỉ tiêu đo lường sự phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. + Nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức không gian kinh tế - xã hội như phân bố sản xuất; vùng kinh tế; quy hoạch vùng; tổ chứ lãnh thổ công nghiệp; tổ chức lãnh thổ nông nghiệp; tổ chức lãnh thổ các ngành dịch vụ Việt Nam. + Nghiên cứu vấn đề Việt Nam trong hệ thống phân công lao động Quốc Tế. 7. Mục tiêu: + Nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thưc cơ bản về các nguồn lực phát triển và phương pháp đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. + Cung cấp cho sinh viên những kiến thưc về cơ sở lý luận tổ chức không gian kinh tế - xã hội và vận dụng những kiến thức này vào tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội ở Việt Nam. + Đồng thời cung cấp cho sinh viên những kiến thức về toàn cầu hóa, sự mở cửa và hội nhập của nền kinh tế - xã hội Việt Nam vào khu vực và thế giới. 8. Phương pháp giảng dạy : + Sử dụng phương pháp truyền giảng trên lớp bằng phương tiện giáo án điện tử. + Cho sinh viên viết tiểu luận và thuyết trình theo nhóm. + Làm bài kiểm tra giữa môn học. 9. Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, làm việc nhóm, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ ): (30%) - Thi hết môn (70%) Tổng cộng : 100% 10. Tài liệu đọc bắt buộc (giáo trình, tài liệu tham khảo chính, tài liệu dịch, phương tiện học tập khác, ): + Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam; TS Trần Văn Thông; NXB Thống kê + Giáo trình địa lý kinh tế Việt Nam; PGS Nguyễn Văn Thái; NXB Giáo dục + Tạp chí kinh tế phát triển; Trường Đại học kinh tế TP HCM 11. Nội dung môn học (lịch giảng dạy; các chương, phần; thời lượng cho mỗi chương, phần): Ngày (số tiết) Nội dung giảng dạy (tên chương, phần, phương pháp giảng dạy) Tài liệu đọc (chương, phần) Chuẩn bị của sinh viên (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống ) Ghi chú Ngày 1 (5 tiết) Chương 1: Đối tượng N/C Chương I Giải quyết tình huống Ngày 2 ( 5 tiết) Chương 2 : Các k/n cơ bản Chương 2 Thuyết trình theo chuyên đề Ngày 3 (5 tiết) Chương 3 : Lý luận cơ bản về tổ chức không gian KT - XH Chương 3 Bài tập; thuyết trình theo chuyên đề Ngày 4 (5 tiết) Chương 3 : tiếp theo Chương 3 Bài tập; thuyết trình Ngày 5 ( 5 tiết) Chương 4 : Tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam Chương 4 Thuyết trình Ngày 6 ( 5 tiết) Chương 5 : Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Chương 5 Thuyết trình Ngày 7 ( 5 tiết ) Chương 6 : Tổ chức lãnh thổ các ngành dịch vụ Chương 6 Thuyết trình Ngày 8 (5 tiết ) Chương 7 : Việt Nam trong hệ thống PCLĐ Quốc tế Chương 7 Thuyết trình theo nhóm Ngày 9 ( 5 tiết ) Chương 7 : tiếp theo Chương 7 Thuyết trình theo nhóm