Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Tập 2: Chủ nghĩa duy vật lịch sử): Phần 2

Phần 2 của giáo trình "Triết học Mác - Lênin (Tập 2: Chủ nghĩa duy vật lịch sử)" tiếp tục trình bày những nội dung về: cách mạng xã hội; nhà nước; con người - cá nhân - xã hội; ý thức xã hội; khoa học và vai trò của nó trong đời sống xã hội; tiến bộ xã hội; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 98 Chương 8 CÁCH MẠNG XÃ HỘI 1. Thực chất và vai trò của cách mạng xã hội . Khái niệm cách mạng xã hội Cách mạng xã hội theo nghĩa rộng là sự biến đổi căn bản về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là phương thức để chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lạc hậu sang một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn tiến bộ hơn theo nghĩa hẹp cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị - xã hội đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị - xã hội tiến bộ hơn. Cách mạng xã hội trước hết là sự biến đổi về chất trên toàn bộ các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như về chính trị kinh tế văn hoá tư tưởng. Bước nhảy vọt căn bản về chất này vừa là kết quả vừa là biểu hiện cao nhất của cuộc đấu tranh giai cấp. viết Đấu tranh giữa giai cấp với giai cấp khi đạt đến trình độ cao nhất của nó trở thành một cuộc cách mạng toàn diện 1. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của cách mạng xã hội để phân biệt cách mạng xã hội với các hiện tượng khác của đời sống xã hội. Cách mạng xã hội còn là phương thức để chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội tiến bộ hơn. Khi các mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp đạt đến đỉnh cao thì cách mạng xã hội là phương thức tất yếu để xoá bỏ hình thái kinh tế - xã hội đã lỗi thời và xây dựng thành công hình thái kinh tế - xã hội mới. Trong cách mạng xã hội dấu hiệu đầu tiên và chủ yếu là bước ngoặt chuyển giao chính quyền từ tay giai cấp lỗi thời phản động sang tay giai cấp tiến bộ cách mạng. Bởi vì Vấn đề chính quyền nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng . Chính đó là vấn đề cơ bản vấn đề quyết định tất cả mọi cái trong sự phát triển của cách mạng 2. Những đặc trưng cơ bản trên là các tiêu chí khách quan để phân biệt cách mạng xã hội với các hiện tượng xã hội khác. Cải cách xã hội là tổng thể những hoạt động tạo nên những biến đổi về chất của xã hội nhưng chỉ là sự biến đổi 1 C. Mác và Toàn tập tập 4 Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 1995 tr 258. 1 Lênin

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.