Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Bài viết "Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam" cho thấy chiến lược phát triển đô thị gắn với các mô hình đô thị bền vững phù hợp với bối cảnh từng địa phương đang trở thành một xu hướng và việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định hướng cho mục tiêu phát triển của đô thị là rất cần thiết cho việc thực hiện phát triển các đô thị bền vững tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG XÂY DỰNG CHỈ SỐ THÀNH PHỐ BỀN VỮNG CÁCH TIẾP CẬN CHO VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Triệu Thanh Quang Dương Thị Ngọc Oanh Tóm tắt Đô thị hóa là một trong những vấn đề nóng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. Những vấn đề về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ô nhiễm môi trường bất cập xã hội ở đô thị có nguyên nhân từ đô thị hóa đòi hỏi cần sớm có những giải pháp thiết thực phù hợp cho sự phát triển bền vững. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy áp dụng cách tiếp cận dựa trên các chỉ số là một phương thức thực hiện hiệu quả cho việc đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tìm hiểu những nội dung của thành phố bền vững và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương đã triển khai áp dụng các mô hình đô thị trong phát triển đô thị bài viết đã cho thấy chiến lược phát triển đô thị gắn với các mô hình đô thị bền vững phù hợp với bối cảnh từng địa phương đang trở thành một xu hướng và việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định hướng cho mục tiêu phát triển của đô thị là rất cần thiết cho việc thực hiện phát triển các đô thị bền vững tại Việt Nam. Từ khóa Chỉ số thành phố bền vững Đô thị bền vững Thành phố bền vững. 1. Đặt vấn đề Ngày nay hơn một nửa dân số thế giới sống ở các khu vực đô thị theo báo cáo của Liên hợp quốc tỷ lệ này sẽ lên tới 68 vào năm 2050 UNDESA 2019 . Đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nó vừa là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát triển đô thị bền vững được xem là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh 95 sự tăng trường đô thị sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển UN-HABITAT 2020 việc làm rõ những định hướng cho .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.