Tiếp cận kinh tế tuần hoàn của Israel qua xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị - Kinh nghiệm cho Việt Nam

Bài viết "Tiếp cận kinh tế tuần hoàn của Israel qua xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị - Kinh nghiệm cho Việt Nam" phân tích những kinh nghiệm từ Israel về xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị là rất cần thiết cho Việt Nam tham khảo, vươn tới một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo! | QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG TIẾP CẬN KINH TẾ TUẦN HOÀN CỦA ISRAEL QUA XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Trần Thuỳ Phương Tóm tắt Quốc gia Do Thái khi lập nước năm 1948 có xuất phát điểm khó khăn và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên luôn nỗ lực tối đa hoá hiệu quả sử dụng nguồn lực. Do đó mô hình nền kinh tế tuần hoàn là tối ưu để Israel hướng tới. Israel đã đạt những thành tựu khả quan trong việc tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn ở hai nội dung chính i Trong lĩnh vực tái chế nước thải sinh hoạt được khởi động cách đây khoảng 30 năm đến nay đã đạt những thành tựu xuất sắc được đánh giá là mô hình quốc gia nổi bật về tái chế nước thải sinh hoạt phục vụ nông nghiệp. ii Trong lĩnh vực tái chế chất thải rắn đô thị Israel cũng đã chính thức bắt đầu chiến lược này coi đó là một nhân tố cốt lõi để quốc gia trở thành một nền kinh tế tuần hoàn. Trong những năm kế tiếp nhờ những ưu thế về khoa học công nghệ hiện đại và các chính sách hỗ trợ tốt Israel nỗ lực đạt bước tiến vượt bậc trên bản đồ thế giới trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn đầy đủ. Những kinh nghiệm từ Israel về xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị là rất cần thiết cho Việt Nam tham khảo vươn tới một nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Từ khoá Chất thải rắn đô thị Israel Kinh tế tuần hoàn Nước thải sinh hoạt Phát triển bền vững Tái chế. 1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển kinh tế thường đi đôi với việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến đời sống con người. Vì thế yêu cầu đặt ra là các quốc gia cần thay đổi chiến lược phát triển kinh tế chú trọng mô hình kinh tế tuần hoàn. Mô hình nền kinh tế tuần hoàn đã được nhiều quốc gia châu Á và châu Âu thực hiện tốt. Tiêu biểu i Malaysia xây dựng kế hoạch sản xuất bền vững giai đoạn 2015-2030 không chôn lấp và mở rộng vòng đời rác thải. ii Singapore đề cao khẩu hiệu tái chế mọi thứ biến rác thành năng lượng từ năm 1979 - dùng nhiệt phát điện lọc

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.