Tiểu thuyết “Trả hoa hồng cho đất” của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc nhìn phê bình nữ quyền

Bài viết "Tiểu thuyết “Trả hoa hồng cho đất” của Nguyễn Thị Diệp Mai từ góc nhìn phê bình nữ quyền" tìm hiểu xác định đặc trưng thể loại tiểu thuyết; để thấy sáng tác của Nguyễn Thị Diệp Mai vừa phát triển theo sự vận động của thể loại vừa có nét riêng của một lối viết nữ từ góc nhìn nữ quyền. Mời các bạn cùng tham khảo! | TIỂU THUYẾT TRẢ HOA HỒNG CHO ĐẤT CỦA NGUYỄN THỊ DIỆP MAI TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN Bùi Ngọc Luyến1 1. Lớp CH20VH01. Email ngocluyen010192@ TÓM TẮT Phê bình văn học nữ quyền là một khuynh hướng vận động tư tưởng nữ quyền để tiếp cận tác phẩm văn học lấy người phụ nữ làm đối tượng nghiên cứu trung tâm. Ở Việt Nam văn học nữ tính đã ươm mầm gieo hạt từ lâu nhưng phải đến khi đất nước bước vào thời kì hòa bình đặc biệt sau đổi mới thì văn học nữ quyền mới thực sự trỗi dậy mạnh mẽ và mang lại những dấu ấn sáng tạo riêng biệt. Chủ nhân của nó là những gương mặt nữ sắc sảo bản lĩnh và đầy cá tính trong đó có nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai. Với ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ giản dị gần gũi Nguyễn Thị Diệp Mai đã khắc họa rõ nét những người phụ nữ sẵn sàng tấn công phá vỡ thành lũy của chế độ nam quyền đó là những người phụ nữ dám mơ ước dám sống dám yêu. Họ luôn khao khát tình yêu cháy bỏng dám sống với bản năng tình dục với những gì mà tạo hóa đã ban tặng và sẵn sàng nổi loạn phá cách vượt lên mọi quy tắc tất cả những điều đó đều được thể hiện trong tiểu thuyết Trả hoa hồng cho đất. Từ khóa Nhân vật nữ Nguyễn Thị Diệp Mai phê bình nữ quyền Trả hoa hồng cho đất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phong trào đấu tranh nữ quyền đã xuất hiện từ lâu trong đời sống xã hội và văn học cuộc đấu tranh giành lại vị thế đã mất để tạo dựng lại sự bình đẳng và vị trí mới của nữ giới về sau được các nhà nữ quyền luận đúc kết trở thành lí thuyết nữ quyền và cuối cùng người ta gọi là nữ quyền luận hay chủ nghĩa nữ quyền feminism . Phong trào này xuất phát từ ý thức về bản thân của giới nữ được manh nha vào thời kì Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX cho đến nay. Âm hưởng nữ quyền đã ngấm vào văn học từ đó tạo thành thế giới hình tượng và diễn ngôn về giới vô cùng mới mẻ trong văn học hiện đại và hậu hiện đại âm hưởng đó đã lan rộng ra các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam văn học nữ tính đã ươm mầm gieo hạt từ lâu nhưng phải đến khi chiến tranh qua đi đất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    466    2    18-04-2024
137    150    2    18-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.