Lịch Sử Võ Ta Tác giả: Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng Các Thời Kỳ Võ Học Và Đặc Tính Dẫn Nhập Lịch sử một nước, được phát triển do nhiều động cơ quyết định: địa thế, ý chí, tài nguyên và kinh tế, khả năng và truyền thống lãnh đạo quốc gia, văn hóa, võ học. Trong các động cơ này, động cơ võ học thường được coi như động cơ quyết định cho sự tồn tại của một quốc gia, nhất là đối với những quốc gia phải thường xuyên tranh đấu để tồn tại. Thời trung cổ,. | Lịch Sử Võ Ta Tác giả Chưởng môn Việt Võ Đạo Lê Sáng Các Thời Kỳ Võ Học Và Đặc Tính Dẫn Nhập Lịch sử một nước được phát triển do nhiều động cơ quyết định địa thế ý chí tài nguyên và kinh tế khả năng và truyền thống lãnh đạo quốc gia văn hóa võ học. Trong các động cơ này động cơ võ học thường được coi như động cơ quyết định cho sự tồn tại của một quốc gia nhất là đối với những quốc gia phải thường xuyên tranh đấu để tồn tại. Thời trung cổ Carthage là một đô thị phồn thịnh nhờ thương mại nhưng bị La Mã thanh toán chỉ vì động cơ võ học yếu kém. Chiêm Thành Chân Lạp Bồn Man tuy có những khả năng kinh tế và địa thế tốt không kém Việt Nam nhưng lần hồi bị tiêu diệt cũng trong những trường hợp tương tự. Do đó nhìn vào địa thế của Việt Nam trước các quốc gia lân bang thường xuyên có sự tranh chấp với Việt Nam chúng ta thấy ngay nhu cầu tranh đấu để tồn tại bao giờ cũng được xếp hàng đầu để hình thành và kiện toàn một nền võ học dân tộc. Đặc biệt nhu cầu tranh đấu để tồn tại của chúng ta không phải chỉ giới hạn võ học trong vị thế tự vệ mà còn mở rộng ra những lãnh vực Bắc phạt thời Lý Lý Thường Kiệt Tôn Đản đánh 3 châu Khâm Ung và Liêm Nam tiến với Chiêm Thành Bồn Man Chân Lạp và Tây tiến Lão Qua . Xác định giá trị của nhu cầu tranh đấu để tồn tại của dân tộc Việt Nam rồi chúng ta cũng cần xác định thêm định nghĩa về võ học trong phạm trù Lược Sử Võ Học Việt Nam. Tựu trung có 3 loại định nghĩa về võ học tùy theo từng trường hợp Trước hết võ học được hiểu theo nghĩa thuần túy nhất tức kỹ thuật đấu tranh bằng sức . Kế đó võ học được hiểu theo nghĩa đấu tranh tức tất cả những gì không phải là văn đều là võ như lối diễn ý của cổ nhân trong thành ngữ văn võ kiêm toàn để trở thành những nhân tài lý tưởng đương thời phi ngựa giỏi cũng là võ chạy nhanh cũng là võ. Cuối cùng võ học hiểu theo nghĩa binh gia và có giá trị tương tự như quân sự học. Ví dụ khi nói đến võ tướng là tướng quân sự võ nghiệp của một danh tướng tức sự nghiệp binh gia của một vị võ tướng. Chúng ta sẽ tìm hiểu