Mục đích nghiên cứu của đề tài "Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường Đại học sư phạm kỹ thuật" là nghiên cứu lý luận và thực trạng kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên Đại học sư phạm kỹ thuật. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên sư phạm kỹ thuật. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ TRỌNG PHONG Kü N NG HîP T C TRONG HäC THùC HµNH CñA SINH VI N C C TR êNG I HäC S PH M Kü THUËT Chuyên ngành Tâm lý học Mã số TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2022 Công trình được hoàn thành tại KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học 1. LÊ MINH NGUYỆT 2. VŨ THỊ KHÁNH LINH Phản biện 1 . Lê Thị Minh Loan Trường Đại học KHXH amp NV ĐHQG Hà Nội Phản biện 2 . Phan Trọng Ngọ Trường ĐHSP Hà Nội Phản biện 3 . Nguyễn Văn Hồng Trường Đại học giáo dục - ĐHQG Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào . giờ. ngày . tháng . năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại bùng nổ công nghệ và toàn cầu hóa thì hợp tác là yếu tố có vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công việc trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống con người như lao động sản xuất học tập. Trong lao động kỹ thuật nhất là lao động kỹ thuật cao lao động công nghệ có sự phân công và hợp tác cao sản xuất theo dây chuyền theo nhóm trong đó tính kế hoạch tính phân lập và tính hợp tác giữa các thành viên là yêu cầu hàng đầu. Ngành sư phạm kỹ thuật SPKT có mục tiêu đào tạo giáo viên dạy các môn kỹ thuật công nghệ trong các cơ sở giáo dục hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực SPKT. Đặc trưng của ngành là tính tích hợp giữa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực lao động kỹ thuật công nghệ với đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong giảng dạy kỹ thuật công nghệ. Vì vậy sinh viên SPKT có kỹ năng chia sẻ hợp tác đặc biệt trong các hoạt động thực hành luyện tập mới có thể đạt hiệu quả quả cao. Có thể nói KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT có ý nghĩa kép. Bởi lẽ sinh viên SPKT được đào tạo để trở thành giáo viên dạy các môn kỹ thuật công nghệ trong các cơ sở giáo dục hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực SPKT.