Mục đích nghiên cứu "Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn" thông qua hệ thống các biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng sinh viên sư phạm Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo, từ đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HƯNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành LL amp PP Dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số 9140111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học PGS. TS Phạm Thị Thu Hương Phản biện 1 PGS. TS Bùi Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Phản biện 2 PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Phản biện 3 TS. Phạm Thị Thu Hiền Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi .giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Thư viện Quốc Gia Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển phẩm chất năng lực NL cho người giáo viên là nhiệm vụ then chốt của ngành giáo dục bởi nhà giáo chính là chủ thể của quá trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nước nhà. Đội ngũ giáo viên GV là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải có đủ NL để đáp ứng tốt nhất những thay đổi đó. Người GV không chỉ có trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ có kiến thức kĩ năng cơ bản để thích ứng với xã hội mà còn góp phần giáo dục rèn luyện thế hệ này trở thành một lực lượng chính có đủ phẩm chất để phát triển đất nước. Công cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn kéo theo công tác đào tạo đội ngũ GV cũng phải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu đó. Năng lực dạy học NLDH của GV là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo học sinh HS cũng như hiệu quả dạy và học trong nhà trường phổ thông. Phát triển NLDH của người GV là một quá trình lâu dài trong đó vai trò đào tạo tại các nhà trường đại học đặt những yếu tố căn bản nền móng. Do đó để có