Bài giảng Thực hành sinh học đại cương

Bài giảng Thực hành sinh học đại cương được biên soạn gồm các nội dung chính sau: cấu tạo, cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi; cách làm tiêu bản tạm thời; quan sát hình thái, cấu trúc tế bào; quan sát một số bào quan trong tế bào; sự vận chuyển vật chất qua màng tế bào. Mời các bạn cùng tham khảo! | Bài giảng Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Bài 1 CẤU TẠO CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI CÁCH LÀM TIÊU BẢN TẠM THỜI MỤC TIÊU Học xong bài này sinh viên phải - Trình bày được các bộ phận cơ bản của kính hiển vi. - Sử dụng và bảo quản được kính hiển vi đúng kỹ thuật. 1. Dụng cụ - Kính hiển vi quang học 10 kính - Tiêu bản cố định 10 tiêu bản 2. Nội dung a. Cấu tạo của kính hiển vi Kính hiển vi có hệ thống 2 thấu kính hội tụ. Mỗi hệ thống hoạt động như một kính lúp. Kính lúp quay về phía vật quan sát gọi là vật kính. Kính lúp dùng để nhìn gọi là thị kính. Cấu tạo một kính hiển vi gồm 2 bộ phận chính là bộ phận cơ học và bộ phận quang học. Bộ phận cơ học - Đế kính chân kính là giá đỡ của kính có hình chữ nhật hình tròn hoặc hình móng ngựa tùy nước sản xuất. - Thân kính tay cầm kính gắn vào chân kính và có mang mâm kính. - Mâm kính bàn kính được gắn vào thân kính thường hình vuông ở giữa có một lỗ tròn để ánh sáng đi qua. Trên mâm kính có hệ thống xe đẩy tiêu bản gồm bộ phận kẹp tiêu bản và bộ phận đẩy tiêu bản nhờ ốc điều khiển gắn dưới mâm kính hoặc cùng mặt phẳng. Mâm kính là nơi đặt tiêu bản để quan sát. Ốc điều khiển đưa xe đẩy di chuyến theo hướng phải trái và trước sau. - Ốc di chuyển mâm kính lên xuống được gắn với thân kính. Ốc lớn gọi là ốc sơ cấp hay ốc vĩ cấp ốc nhỏ nằm chồng lên ốc lớn gọi là ốc thứ cấp hay vi cấp . Ốc lớn có tác dụng nâng và hạ mâm kính để nhìn rõ mẫu vật. ốc thứ cấp thường dùng để điều chỉnh độ nét của mẫu. - Mâm xoay là nơi gắn các vật kính có thể xoay cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. - Ống kính gắn với đầu trên của thân kính và mang thị kính. Bộ phận quang học gồm 4 phần Gương cầu lõm hoặc bóng đèn điện hộp tụ quang vật kính và thị kính. - Gương cầu lõm gắn ở chân kính có hai mặt là mặt phẳng và mặt lõm. Mặt phẳng sử dụng trong điều kiện ánh sáng tốt Mặt lõm sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu. 1 Bài giảng Thực hành sinh học đại cương Bộ môn Sinh học Nếu không có gương thì kính sẽ có bóng đèn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.