Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Tâm lý học nghề nghiệp" tiếp tục cung cấp tới người học kiến thức trọng tâm về: Tâm lý học sư phạm; Tâm lý học dạy nghề; Đặc điểm nhận thức của học sinh, sinh viên; Đặc điểm lao động sư phạm; Yêu cầu phẩm chất ngành Sư phạm; . Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình tại đây. | Chương 2. TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM . ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HSSV HỌC NGHỀ Học sinh sinh viên học nghề thường bao gồm những thanh niên đã tốt nghiệp phổ thông trung học một số ít sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có tham gia lao động ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội hoặc vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự để được vào học các trường dạy nghề độ tuổi khoảng từ 17 đến 20 . Đó là những người ở độ tuổi sung sức có thể chất phát triển nhất trong cuộc đời. Quá trình học tập ở các trường dạy nghề đòi hỏi các em phải tách khỏi cuộc sống gia đình và gắn liền với tập thể trong mọi hoạt động từ học tập sinh hoạt ăn ở đến lao động hội họp. Vì vậy trong mọi hoạt động các em phải điều chỉnh các hành vi cử chỉ của mình cho thích hợp với cuộc sống tập thể. Đó là thời kỳ chuẩn bị cho các em chuyển hóa từ học sinh dần dần thành những người lao động trong các tập thể lao động ở các ngành kinh tế và các lĩnh vực hoạt động xã hội. Sau này họ sẽ là những công nhân nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ trên mọi lĩnh vực sản xuất công nghiệp nông nghiệp giao thông vận tải dịch vụ y tế. của xã hội. . Đặc điểm nhận thức Do sự hoàn thiện của hệ thần kinh mà khả năng nhận thức của thanh niên học nghề rất phát triển. Sự tiếp thu tri thức nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp được gắn liền với việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức của thanh niên học nghề những người lao động mới người công dân trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tính chất và nội dung các môn học hoàn toàn thay đổi so với thời kỳ học phổ thông trước đó. Các phương thức lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp cũng hoàn toàn khác trước. Điều đó không chỉ thể hiện ở số lượng mức độ sâu sắc của các sự kiện được nhận thức mà còn ở chính bản thân các quá trình tâm lý các trạng thái tâm lý. Các quá trình nhận thức như tư duy tưởng tượng chú ý trí nhớ ngôn ngữ cảm giác tri giác và biểu tượng kỹ thuật của các em đã được phát triển với chất lượng mới. Khả năng phân biệt màu sắc ánh sáng độ tinh của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.