Hội bảo tồn di sản chữ Nôm ra đời vào cuối năm 1999. Từ đó tới nay, mục đích của Hội là làm tăng nhận biết lớn lao về hệ thống chữ Nôm và phát triển các công cụ máy tính để truy nhập vào nó. Hội được hình thành từ việc chuẩn bị bản thảo cuốn thơ Hồ Xuân Hương, Spring Essence. | Hội bảo tồn di sản chữ Nôm John Balaban, chủ tịch VNPF Hội bảo tồn di sản chữ Nôm ra đời vào cuối năm 1999. Từ đó tới nay, mục đích của Hội là làm tăng nhận biết về di sản lớn lao về hệ thống chữ Nôm và phát triển các công cụ máy tính để truy nhập vào nó. Hội được hình thành từ việc chuẩn bị bản thảo cuốn thơ Hồ Xuân Hương, Spring Essence: The Poetry of Hồ Xuân Hương (nhà xuất bản Copper Canyon Press, 2000), mà tôi đã dịch và biên tập. Spring Essence đã được in bằng ba loại chữ viết: theo phông quốc-ngữ mới do James Đỗ Bá Phước tạo ra, theo bản dịch tiếng Anh của tôi, và - trong điều chúng tôi tin là bản in Nôm đầu tiên khác với bản khắc gỗ - trong phông true type do Ngô Thanh Nhàn tại Viện Toán học Courant tạo ra. Thơ của Hồ Xuân Hương, bây giờ lần đầu tiên được xuất hiện trong tiếng Anh qua bản dịch này, đã tạo ra một cảm giác gì đó ở Mĩ. Trong khi sự tuyệt diệu trong thơ của bà có lẽ đã không gây ra ngạc nhiên cho hầu hết độc giả Việt Nam, thì độc giả tiếng Anh lại chưa bao giờ gặp điều gì giống như hương vị cả bà cả. Thêm vào đó, truyền thuyết về cuộc đời long đong của bà như một người vợ lẽ, những quan niệm văn hoá về duyên và nợ ba sinh, những ngụ ý tục tĩu trong việc dùng cả cách nói lái và từ nghĩa kép tưởng tượng, cũng như cấu trúc phức tạp của thể thơ đường luật đã làm say mê độc giả Mĩ. Kể các lần xuất bản, cuốn sách này đã bán được 20,000 bản, một điều hoàn toàn bất thường cho bất kì cuốn sách thơ nào ở Mĩ, lại là bản dịch của một nhà thơ đã mất gần 200 năm nay. Thơ của Hồ Xuân Hương khởi đầu cho mối quan tâm tới chữ Nôm từ các độc giả đọc tiếng Anh, những người chưa bao giờ được nghe nói về nó. Vào thánh 11 năm 2000, một thời gian ngắn sau khi Spring Essence ra mắt, Tổng thống Clinton đã nhắc tới cuốn sách này trong bài phát biểu nhân buổi chiêu đãi nguyên thủ quốc gia ở Hà Nội. Biến cố này càng làm tăng tính tò mò về cuốn sách 1 này ở mọi nơi, kể cả trong những người Việt Nam ở nước ngoài, ở Mĩ và ở châu Âu. Ngày 15/03/2001, tờ New York Times đã dành