Bài viết Quan niệm của Sigmund Freud về mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo trình bày khái lược quan niệm của Sigmund Freud về văn minh và tôn giáo; Mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo trong quan điểm của Sigmund Freud; Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 59 2022 5 QUAN NIỆM CỦA SIGMUND FREUD VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN MINH VÀ TÔN GIÁO Bùi Ngọc Mai Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Sigmund Freud 1856 - 1939 không chỉ là một nhà y học nhà tâm lý học mà còn là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất định đến triết học phương Tây. Cống hiến lớn nhất điểm cốt lõi trong quá trình nghiên cứu của ông là học thuyết về vô thức. Dựa trên cơ sở tâm lý ông đã kiến giải nhiều vấn đề lĩnh vực khác nhau có ý nghĩa đặc biệt đến đời sống tinh thần của con người hiện đại trong đó có quan niệm về mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo. Đây là điểm mới trong cách tiếp cận của Sigmund Freud đối với các vấn đề xã hội. xem tôn giáo là sản phẩm tinh thần khắc phục những hạn chế do nền văn minh đem lại. Trong các tác phẩm của mình ông đã khẳng định mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt không chỉ đối với thời đại ông sống mà còn lý giải nhiều vấn đề khác nhau trong đời sống hiện đại. Mặc dù có những giá trị nhất định nhưng trong quan điểm của về vấn đề này vẫn chứa đựng những mâu thuẫn và bất ổn. Từ khóa Sigmund Freud văn minh tôn giáo. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Bùi Ngọc Mai Email bnmai@ 1. MỞ ĐẦU Văn minh và tôn giáo là những vấn đề lớn được quan tâm nghiên cứu đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại. Các nhà tư tưởng trong lịch sử nhân loại đã nghiên cứu tôn giáo và văn minh bởi sự tác động sâu sắc của nó đến đời sống xã hội cũng như nhân cách của mỗi con người. Họ chủ yếu tìm hiểu nguồn gốc văn minh tôn giáo và mối quan hệ giữa văn minh và tôn giáo ở các điều kiện kinh tế - xã hội trong những giai đoạn nhất định hoặc được coi là sản phẩm của thần linh thượng đế. Sigmund Freud 1856 1939 là một nhà tâm lý học triết học người Áo giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã có những hướng đi mới trong quan điểm về văn minh và tôn giáo đặc biệt là mối quan hệ giữa chúng. Là người sáng lập ra học thuyết .