Bài viết Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ở trường Đại học Thủ đô Hà Nội – thực trạng và giải pháp giới thiệu về thực trạng quản lí đào tạo thạc sĩ ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, phù hợp với thực tế tại Nhà trường. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 60 2022 63 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Đăng Trung Bùi Đức Nhân Đỗ Hoàng Dương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Đào tạo sau đại học có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của Việt nam nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng. Minh chứng cho vấn đề này được thể hiện trong quá trình phát triển và quy mô đào tạo. Trong bài viết này nhóm tác giả sẽ giới thiệu về thực trạng quản lí đào tạo thạc sĩ ở Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại để nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học phù hợp với thực tế tại Nhà trường. Từ khoá Nguồn nhân lực sau đại học đào tạo. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Đăng Trung Email ndtrung@ 1. MỞ ĐẦU Thực hiện đổi mới căn bản và toàn điện xác định tăng cường nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ nâng cao năng lực quản lý giáo dục cho đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục. Nghị quyết số 29 NQ-TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ 9 nhóm giải pháp trong đó có về đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục đào tạo bảo đảm dân chủ thống nhất tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đào tạo coi trọng quản lý chất lượng Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp nâng cao trách nhiệm tạo động lực và tính chủ động sáng tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo . Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu và đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho phát triển . Điều 2 Luật Giáo dục năm 2005 có viết Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức tri thức sức khỏe thẩm mỹ và nghề nghiệp trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội hình thành và bồi dưỡng nhân cách