Bài viết Nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại Việt Nam phân tích một số nội dung về nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại Việt Nam cụ thể là: (1) Nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình; (2) Nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sản khoa và chăm sóc sau sinh. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 63 2022 81 NHU CẦU CHƯA ĐƯỢC ĐÁP ỨNG TRONG DỊCH VỤ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA PHỤ NỮ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Yến Trường Đại học Luật Hà Nội Tóm tắt Sức khỏe sinh sản SKSS là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển ICPD lần thứ tư tại Cairo Ai Cập năm 1994. Việc xác định nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ SKSS của nhóm dân số nữ ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các chương trình can thiệp và hoạch định chính sách đóng góp tích cực trong đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Bài viết phân tích một số nội dung về nhu cầu chưa được đáp ứng trong dịch vụ sức khỏe sinh sản của phụ nữ tại Việt Nam cụ thể là 1 Nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình 2 Nhu cầu chưa được đáp ứng về chăm sóc sản khoa và chăm sóc sau sinh. Từ khóa Nhu cầu sức khỏe sinh sản dịch vụ sức khoẻ sinh sản Việt Nam. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Thị Yến Email 1. MỞ ĐẦU Từ năm 1995 đến nay chương trình Dân số và kế hoạch hóa gia đình DS-KHHGĐ Việt Nam đã triển khai các nội dung hoạt động về chăm sóc SKSS. Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc tiếp tục khẳng định mục tiêu Đến năm 2030 đảm bảo việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS và tình dục trên toàn cầu bao gồm kế hoạch hóa gia đình thông tin và giáo dục và đưa vấn đề sức khỏe sinh sản vào các chiến lược và chương trình của quốc gia SDG 1 cũng như Đảm bảo tiếp cận chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản và các quyền sinh sản trên phạm vi toàn cầu phù hợp với Chương trình hành động 1 Sustainable Development Goals SDG Mục tiêu phát triển bền vững còn được gọi là mục tiêu toàn cầu là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hoà bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. 82 TRƯỜNG ĐẠI .