Bài viết Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận công bố kết quả nghiên cứu đa dạng về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận góp phần xây dựng cơ sở cho các đề xuất giải pháp quản lý. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở HỒ AYUN HẠ VÀ VÙNG PHỤ CẬN Hoàng Đình Trung1 Tóm tắt. Bài báo công bố kết quả điều tra về thành phần loài sinh vật ngoại lai xâm hại SVNLXH ở hồ Ayun Hạ và vùng phụ cận tỉnh Gia Lai trong 1 năm 3 2021 -3 2022 . Cho đến nay đã xác định được 14 loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại thuộc 13 giống 11 họ 10 bộ và 4 ngành Ngọc Lan Magnoliophyta Nấm mốc Oomycota Thân mềm Mollusca và ngành Động vật có dây sống Chordata . Trong đó ngành Ngọc Lan có 8 loài thuộc 5 bộ 5 họ 7 giống và 8 loài ngành Nấm mốc có 1 bộ 1 họ 1 giống và 1 loài ngành Thân mềm có 2 bộ 2 họ 2 giống và 2 loài ngành Động vật có dây sống gồm 2 bộ 3 họ 3 giống và 3 loài. Trong 14 sinh vật ngoại lai có 10 loài ngoại lai xâm hại chiếm 71 43 và 4 loài có nguy cơ xâm hại chiếm 28 57 theo Thông tư số 35 2018 TT-BTNMT ngày 28 12 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường . Bước đầu đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phòng diệt các loài SVNLXH có vùng phân bố rộng và diện tích xâm lấn cao ốc bươu vàng và cây mai dương để áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Từ khóa Hồ Ayun Hạ sinh vật ngoại lai xâm hại tỉnh Gia Lai. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái các loài sinh vật và nguồn gen phong phú đặc hữu. Tuy nhiên tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam kém bền vững dưới tác động do sự thay đổi của các yếu tố môi trường trong đó có tác động xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai Hoàng Thị Thanh Nhàn và cộng sự 2012 . Sinh vật ngoại lai xâm hại SVNLXH là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển Bộ Tài nguyên amp Môi trường 2018 . SVNLXH có thể xâm nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau như theo con .