Bài viết Nghiên cứu một số điều kiện nuôi cấy đến sự sinh trưởng và khả năng phòng trừ sinh học ruồi đục trái Bactrocera sp. của chủng nấm ký sinh côn trùng Isaria fumosorosea Bb-V3 được nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá một số điều kiện nuôi cấy và bước đầu khảo sát khả năng kiểm soát nhộng ruồi đục trái của loài nấm ký sinh côn trùng I. fumosorosea. | Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ SINH HỌC RUỒI ĐỤC TRÁI Bactrocera sp. CỦA CHỦNG NẤM KÝ SINH CÔN TRÙNG Isaria fumosorosea Bb-V3 Nguyễn Thanh Triều1 Lê Thuỵ Tố Như1 Nguyễn Bảo Quốc2 Nguyễn Ngọc Phi Uyên1 3 Nguyễn Ngọc Bảo Châu1 1 Bộ môn Công nghệ Sinh học Nông nghiệp Khoa Công nghệ Sinh học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Khoa học Sinh học Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 3 Email nnbchau@ TÓM TẮT Nấm ký sinh côn trùng có ý nghĩa lớn về khả năng ứng dụng trong kiểm soát sinh học bảo vệ thực vật. Trong nghiên cứu này chủng nấm Isaria fumosorosea Bb-V3 được thu thập và phân lập từ ve sầu bị ký sinh ở tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu một số điều kiện môi trường như pH nhiệt độ thời gian nuôi cấy đến sự phát triển của tản nấm và mật độ bào tử cho thấy Isaria fumosorosea Bb-V3 nuôi cấy trong môi trường PDA pH 5 5 29 có đường kính khuẩn lạc và mật độ bào tử tăng trưởng cao và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Bên cạnh đó hiệu lực gây chết nhộng ruồi đục trái Bactrocera dosalis ở mật độ 109 sau 10 ngày nuôi cấy đạt 73 72 trong điều kiện phòng thí nghiệm. Những kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ cho các nghiên cứu tìm khả năng ứng dụng trong phòng trừ sinh học của loài nấm này. Từ khoá Isaria fumosorosea nấm ký sinh côn trùng ruồi đục trái. 1. GIỚI THIỆU Chi Isaria bao gồm các loài nấm ký sinh côn trùng và phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam. Isaria là giai đoạn sinh sản vô tính giai đoạn hình thành bào tử đính của chi Cordyceps thuộc lớp Ascomycetes. Hiện nay chi Isaria có triển vọng trong phòng trừ sâu hại cây trồng điển hình như loài I. fumosorosea I. javanica I. tenuipes 1 2 3 . Tổ hợp loài I. fumosorosea đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây do hiệu quả của chúng kiểm soát sinh học các loài rầy phấn trắng .