Đặc điểm thành phần loài thực vật đặc trưng và phân bố trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Bài viết Đặc điểm thành phần loài thực vật đặc trưng và phân bố trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam nghiên cứu thành phần, phân bố các loài thực vật cạn đặc trưng góp phần bổ sung dữ liệu về đặc điểm hệ thực vật của quần đảo Trường Sa, đồng thời là cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển các loài thực vật cạn của khu vực. | Nghiên cứu khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT ĐẶC TRƯNG VÀ PHÂN BỐ TRÊN CÁC ĐẢO THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VIỆT NAM TRẦN THỊ THANH HƯƠNG 1 LÊ XUÂN ĐẮC 1 NGUYỄN ĐĂNG HỘI 1 ĐẶNG NGỌC HUYỀN 1 BÙI VĂN THANH 2 NGUYỄN VŨ ANH 1 PHẠM MAI PHƯƠNG 1 VŨ ĐÌNH DUY 1 ĐỖ VĂN HÀI 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quần đảo Trường Sa Việt Nam có tọa độ địa lý từ 6 30 - 12 00 vĩ Bắc và 111 20 - 117 20 kinh Đông. Quần đảo có khoảng 130 đảo bãi cạn bãi ngầm nằm rải rác trong một vùng biển với diện tích khoảng 180 000 km2 với chiều dài Đông sang Tây khoảng 800 km và từ Bắc xuống Nam là 600 km 1 . Các tài liệu nghiên cứu đã ghi nhận quần đảo Trường Sa là trung tâm phát tán nguồn gen sinh vật biển cho Biển Đông và là nơi có đa dạng sinh học vào loại cao nhất của vùng biển Châu Á - Thái Bình Dương 2 3 . Trong khi đó những nghiên cứu về các hệ sinh thái động thực vật trên các đảo còn hạn chế. Hơn nữa việc nghiên cứu đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa còn góp phần quản lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường bảo tồn đa dạng sinh học nâng vị thế địa chính trị khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên bản đồ thế giới. Kết quả điều tra cho thấy trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã ghi nhận được 265 loài thuộc 74 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó gồm ba nhóm chính nhóm loài có phân bố tự nhiên nhóm loài được trồng thường xuyên nhóm loài di thực đã thuần hóa do được trồng lâu năm với đặc điểm số lượng cá thể và tình trạng sinh trưởng khác nhau. Do điều kiện môi trường biển qua thời gian đã hình thành những nhóm loài thực vật cạn đặc trưng. Việc nghiên cứu thành phần phân bố các loài thực vật cạn đặc trưng góp phần bổ sung dữ liệu về đặc điểm hệ thực vật của quần đảo Trường Sa đồng thời là cơ sở khoa học cho bảo tồn và phát triển các loài thực vật cạn của khu vực. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . Đối tượng Các loài thực vật bậc cao có mạch tại 9 đảo tự nhiên khu vực quần đảo Trường Sa bao gồm An Bang Nam Yết Phan Vinh Sinh Tồn Sinh Tồn Đông Song

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    17    1    24-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.