Rong biển quần đảo Cô Tô, Quảng Ninh

Bài viết Rong biển quần đảo Cô Tô, Quảng Ninh được nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại quần đảo này. Nghiên cứu này thể hiện hiện trạng đa dạng sinh học và nguồn lợi rong biển quần đảo Cô Tô. | Nghiên cứu khoa học công nghệ RONG BIỂN QUẦN ĐẢO CÔ TÔ QUẢNG NINH ĐỖ ANH DUY 1 ĐỖ VĂN KHƯƠNG 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cô Tô là một quần đảo trong Vịnh Bắc Bộ thuộc vùng đất tỉnh Quảng Ninh. Về hành chính quần đảo thuộc huyện Cô Tô một huyện đảo biên giới trên biển nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh cách đất liền khoảng 60 hải lý và tiếp giáp với huyện Vân Đồn. Huyện đảo Cô Tô được thành lập ngày 23 3 1994 trên cơ sở hai xã đảo Cô Tô và Thanh Lân thuộc huyện Cẩm Phả nay là huyện Vân Đồn . Quần đảo Cô Tô gồm trên 50 đảo lớn nhỏ với tổng diện tích tự nhiên trên 47 2 km 2 trong đó có hai đảo lớn nhất là đảo Cô Tô Lớn và đảo Thanh Lân. Huyện Cô Tô có tuyến biên giới biển dài gần 200 km kéo dài từ Đảo Trần đến huyện đảo Bạch Long Vĩ Hải Phòng 1 . Với vùng biển rộng Cô Tô có tiềm năng rất lớn về nguồn lợi sinh vật biển và ngư trường đánh bắt thuỷ hải sản. Nghiên cứu về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên vùng biển quần đảo Cô Tô từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm trong đó nghiên cứu về nguồn lợi rong biển tại khu vực này đến nay cũng đã có một số công trình công bố. Đỗ Văn Khương 2 khi nghiên cứu về đặc điểm khu hệ rong biển khu vực quần đảo Cô Tô đã ghi nhận tại khu vực này có 64 loài rong biển trong đó một số chi có sinh lượng lớn như rong mơ Sargassum rong đại võng Spatoglosum rong lông bao rối Chnoospora 2 . Kết quả nghiên cứu được công bố năm 2013 cho thấy có 53 loài rong biển tại khu vực này số loài được ghi nhận thấp hơn so với nghiên cứu trước đó 3 . Trong thời gian này cũng có một số nghiên cứu nhỏ lẻ về rong biển tại vùng biển này nhưng chưa được công bố. Chính vì lẽ đó để có được một bức tranh tổng thể về nguồn lợi rong biển hiện nay tại vùng biển quần đảo Cô Tô trong hai năm 2017 - 2018 Viện nghiên cứu Hải sản đã tổ chức các chuyến điều tra khảo sát nhằm đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác nuôi trồng các loài rong biển kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại quần đảo này. Nghiên cứu này thể hiện hiện trạng đa dạng sinh học và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
264    149    9    25-04-2024
26    58    1    25-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.