Bài viết Nghiên cứu vai trò chỉ thị sinh học của Collembola trong đánh giá chất lượng đất ở khu vực Chạm Chu, Tuyên Quang nghiên cứu cấu trúc quần xã Collembola: Mật độ, độ giàu các nhóm hình thái sinh thái/nhóm dạng sống, độ phong phú các dạng hình thái, sử dụng giá trị hình thái sinh thái, nhóm dạng sống của Collembola như những yếu tố chỉ thị tiềm năng sẽ góp phần đánh giá chất lượng đất ở khu BTTN Chạm Chu, Tuyên Quang. | Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CHỈ THỊ SINH HỌC CỦA Collembola TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT Ở KHU VỰC CHẠM CHU TUYÊN QUANG NGUYỄN THỊ THU ANH 1 ĐẶNG VĂN AN 1 NGUYỄN ĐỨC ANH 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bọ đuôi bật Collembola là những sinh vật đất có hình thái đa dạng và rất nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường đất. Với mật độ có thể đạt tới hàng trăm nghìn cá thể trên một mét vuông chúng tham gia tích cực vào các hoạt động sống của các quần xã ở đất và là nhóm động vật tiên phong trong quá trình tạo đất 1 . Trước kia để đánh giá những thay đổi trong cấu trúc quần xã Collembola ở những môi trường đất khác nhau người ta thường dựa trên các chỉ số cấu trúc quần xã như thành phần loài số lượng loài các chỉ số đa dạng Richness Simpson Shannon và chủ yếu dựa trên các kết quả nghiên cứu về phân loại học. Tuy nhiên các tài liệu phân loại không phải lúc nào cũng có sẵn và thiếu chuyên gia phân loại học là những trở ngại trong nghiên cứu Collembola. Để khắc phục những điều này những năm gần đây một phương pháp tiếp cận mới đề xuất bởi Parisi 2 với khái niệm Giá trị hình thái sinh thái viết tắt là EMV Eco-Morphological Value đã được tiến hành rộng rãi và kết quả của phương pháp này đã góp phần dự đoán chức năng hệ sinh thái đất đánh giá chất lượng đất giảm thời gian phân tích trong phòng thí nghiệm. Khu bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu Khu BTTN Chạm Chu Tuyên Quang vốn là nơi đa dạng các loài động thực vật nhưng hiện nay diện tích đất rừng đang ngày càng bị thu hẹp được chuyển đổi mục đích sử dụng để phục vụ nông nghiệp du lịch đô thị hóa Thực tế nghiên cứu cho thấy do nhu cầu về sản xuất nông nghiệp một số đất rừng nơi đây đã được chuyển đổi mục đích sử dụng hình thành các khu vực trồng chuyên canh cây ăn quả kèm theo đó là việc sử dụng tràn lan hóa chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Điều này có thể dẫn đến sự suy giảm về đa dạng sinh học của vùng làm ô nhiễm môi trường đất nước và không khí xung quanh. Những nghiên cứu gần đây cho thấy .