Đánh giá chất lượng môi trường nước biển vùng cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh và Hải Phòng)

Bài viết Đánh giá chất lượng môi trường nước biển vùng cửa sông Bạch Đằng (Quảng Ninh và Hải Phòng) nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước (các thông số đánh giá theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT) khu vực cửa sông Bạch Đằng sẽ cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước vào thời điểm hiện tại, làm cơ sở để đưa ra những giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực cửa sông Bạch Đằng. | Thông tin khoa học công nghệ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VÙNG CỬA SÔNG BẠCH ĐẰNG QUẢNG NINH VÀ HẢI PHÒNG LÊ VĂN NAM 1 NGUYỄN THỊ MAI LỰU 1 NGUYỄN THỊ THU HÀ 1 VŨ MẠNH HÙNG 1 DƯƠNG THANH NGHỊ 1 CAO THỊ THU TRANG 1 LÊ XUÂN SINH 1 PHẠM THỊ KHA 1 NGÔ QUANG DỰ 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu vực cửa Bạch Đằng là một phần hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình đổ ra biển qua các cửa Lạch Huyện Nam Triệu và Ba Lạch có cấu trúc của một cửa sông hình phễu đang bị ngập chìm hiện đại thiếu hụt bồi tích lấn sâu vào lục địa 1 . Do tác động của quá trình sông - biển khu vực cửa sông Bạch Đằng tạo ra các dạng địa hình phong phú và đa dạng bãi triều rộng với hệ thống lạch triều đất ngập triều tài nguyên sinh vật và phi sinh vật phong phú đa dạng. Với vị trí thuận lợi và tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả vị thế cảnh quan nên khu vực cửa Bạch Đằng có hoạt động kinh tế biển sôi động như cảng biển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản du lịch và dịch vụ có ảnh hưởng không những đối với Hải Phòng mà đối với cả vùng duyên hải Bắc Bộ. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế đã và đang tác động mạnh đến môi trường - gây ô nhiễm môi trường thu hẹp không gian bãi triều 2 . Ở đây môi trường và các hệ sinh thái cửa sông ven bờ đặc biệt là rừng ngập mặn thảm cỏ biển và các rạn san hô rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do các hoạt động của con người 3 . Theo Lưu Văn Diệu môi trường nước vùng cửa sông Bạch Đằng có độ đục cao độ muối dao động mạnh theo kỳ triều cao nhất đạt 30 4 . Môi trường nước có nồng độ TSS cao vượt giới hạn cho phép đối với nước biển ven bờ 50mg l . Nhìn chung nước biển không bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Nồng độ các muối dinh dưỡng khoáng vô cơ cũng khá cao trong đó có nồng độ amoni đã vượt giới hạn cho phép 100 g l khoảng 1 1 lần trong mùa khô và 1 4 lần trong mùa mưa. Vùng cửa sông Bạch Đằng có bị ô nhiễm cục bộ bởi Cu trong mùa khô. Nước bị ô nhiễm bởi Endrin trong mùa mưa ở tầng đáy ô nhiễm bởi 4 4 - DDE và 4 4 - DDD trong cả mùa mưa và mùa khô vượt giới hạn cho phép đến 7 6 lần 4 . .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.