Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh năm 1990: “Vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nột nhà văn hoá lớn”. Trong sự trưởng thành của Hồ Chí Minh - từ một nhà yêu nước truyền thống trở thành người cộng sản, chiến sĩ quốc tế, người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam có ảnh hưởng của quê hương hiếu học Nghệ An, sự giáo dục của gia đình, đặc biệt của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc và các thầy đồ ở làng Kim Liên | Những năm tháng học chữ Hán với các thầy đồ ở quê không chỉ đem lại cho Nguyễn Tất Thành “dăm ba chữ thánh hiền” mà còn đặt cơ sở cho việc thấu hiểu đạo lý của Nho giáo để ứng xử trong cuộc sống. Những tri thức đầu tiên tuy đơn giản song sâu sắc nên đã khắc sâu vào tâm trí Hồ Chí Minh. Ngoài việc học các thày đồ, Nguyễn Tất Thành còn học nhiều điều hay, mới lạ ở bà con, hàng xóm, và cũng để lại ở Người nhiều kỉ niệm sâu sắc, một số kiến thức thiết thực rất bổ ích. Nguyễn Tất Thành còn theo cha đi dạy học nhiều nơi, được thăm nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, như làng Đông Thái, quê hương Phan Đình Phùng, thành Lục Niên được xây dựng trong kháng chiến chống Minh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, miếu thờ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp Anh còn được nghe nhiều câu chuyện lịch sử về những cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ - Tĩnh, trong đó có đồng bào quê hương Nam Đàn, Chung Cự của mình đã anh dũng chống ngoại xâm. Những hiểu biết, cũng như những cảm xúc mà Thành thu nhận được trong đời sống đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành nhân cách, tình cảm của anh đối với đồng bào, quê hương đất nước. Những hiểu biết và ấn tượng thời niên thiếu sống mãi ở Hồ Chí Minh.