CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN NGHỆ AN QUÁN TRIỆT VÀ LÀM THEO LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Hai lần về thăm Nghệ An ( 1957 và1961), Bác Hồ có 9 bài nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đồng bào, cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, công nhân, học sinh trường sư phạm, xã viên hợp tác xã. Người nói chuyện trong hội nghị cán bộ, nói ở xã, trong nhà máy, ở hợp tác xã, ở nông trường, trường học Lần thứ nhất về thăm quê, Người có 1 bài nói chuyện với Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Nghệ An, ngày 14-6-1957. Đây là thời kỳ miền Bắc đã được giải. | , chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác. Nói Đảng lãnh đạo là để phân biệt với Đảng cai trị, “không phải Đảng làm quan” (trong bài nói ngày 10-12-1961), mà linh hồn của Đảng lãnh đạo là đạo đức, là văn minh, hai nội dung đó gắn bó chặt chẽ với nhau, trong văn minh có đạo đức, và đạo đức ở đỉnh cao là biểu hiện văn minh. Nói chuyện với những cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm, Người nói, ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng không có lợi ích nào khác. Lúc khổ sở khó khăn thì đảng viên ta đi trước, khi sướng thì đảng viên ta hưởng sau, hoặc “lo thì lo trước mọi người, vui thì vui sau mọi người”. Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đạo đức cần nhất của Đảng, tức là mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của đất nước, của nhân dân lên hàng đầu; thực hành cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống chủ nghĩa cá nhân, nhũng lạm, quan liêu. Còn văn minh của Đảng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hoá. Điều cần thiết là phải luôn đổi mới tư duy, sáng tạo. Chẳng hạn, người lãnh đạo hay đồng chí già cần phải có thái độ tôn trọng, sử dụng người tài, phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ. Đó là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Một biểu hiện của tư duy mới khi Người nói với cán bộ hoạt động lâu năm là “ già có việc già, trẻ có việc trẻ. Tục ngữ có câu “ măng mọc quá pheo”. Măng mọc sau, mà tốt hơn tre đấy. Không lẽ ta ngồi nói: “ Măng, sao mày mọc quá tao?”. Tư duy mới khác thời phong kiến, “cha làm quan, con là cậu ấm”. Vì Đảng của giai cấp, của nhân dân, chứ không riêng cho con cháu mình, nên bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng, đề bạt, không được tìm cách dìm đảng viên trẻ mới đề bạt lên. Dìm người tài là “đạo vị” ( đạo là ăn trộm) là một thói xấu cần phải lên án và xoá bỏ. Liên quan đến điểm này là công tác cán bộ. Chiều sâu trong tư tưởng Hồ Chí Minh ở đây là đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ sử dụng, đề bạt người trong Đảng. Tiêu chí để phân biệt, lựa chọn ở đây là ai dốt, ai thông minh? Ai có đạo đức, ai không có đạo đức? Tinh thần Hồ Chí Minh là dựa vào tầm và tâm, chứ không phải dựa vào “mác” đảng viên, theo kiểu viết lên trán chữ “cộng sản”. Người nói: “ Có đồng chí nói: có những thành phần không tốt, khi trước nó phản cộng sản, nay nó được đề bạt: mình trung thành với sự nghiệp cách mạng thì không được chú ý. Không đúng. Cố nhiên, một đôi lúc các ban tổ chức địa phương hay trung ương không cẩn thận. Đó là nhầm. Nhưng bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách mạng là phải dùng. Ví dụ: giữa hai đứa con của người trong Đảng và người ngoài Đảng, con của đồng chí mình thì kém, dốt hơn, con của người ngoài Đảng thì thông minh, ngoan ngoãn hơn. Vậy thì ta nên đưa ai đi? Con của người ngoài Đảng hay con của người trong Đảng?

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.