Bài viết Giá trị Kinh Thủ Lăng Nghiêm qua bản dịch và giới thiệu của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám giới thiệu nhiều nội dung triết học phức tạp nhất của Phật giáo Bắc truyền. Từ đó có thể khẳng định Phật giáo đã có đóng góp đặc biệt cho triết học phương Đông cũng như cho tư duy của nhân loại. | 36 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2019 HOÀNG THỊ THƠ GIÁ TRỊ KINH THỦ LĂNG NGHIÊM QUA BẢN DỊCH VÀ GIỚI THIỆU CỦA CƯ SĨ TÂM MINH LÊ ĐÌNH THÁM Tóm tắt Lê Đình Thám 1897-1969 - người con ưu tú của Quảng Nam với pháp danh Cư sĩ Tâm Minh đã góp phần xây dựng và phát triển Hội An Nam Phật học cũng như Phật học Việt Nam thành một phong trào hoạt động học thuật chuyên sâu trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Ông được giới Phật giáo Việt Nam tôn vinh như một vị Pháp sư - Cư sĩ vừa Tông thông vừa Thuyết thông . Công trình nổi bật nhất của ông là Kinh Thủ Lăng Nghiêm được in nhiều số trên Nguyệt san Viên Âm. Hơn nữa Kinh Thủ Lăng Nghiêm mà Cư sĩ Tâm Minh biên dịch và giới thiệu giúp hiểu được nhiều nội dung triết học phức tạp nhất của Phật giáo Bắc truyền. Từ đó có thể khẳng định Phật giáo đã có đóng góp đặc biệt cho triết học phương Đông cũng như cho tư duy của nhân loại. Từ khóa Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám Triết học Phật giáo Phật học Nhất thừa Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Dẫn nhập Lê Đình Thám 1897-1967 với Pháp danh Cư sĩ Tâm Minh đã góp công đầu trong xây dựng phát triển Hội An Nam Phật học ANPH và Phật học Việt Nam PHVN dẫn đầu về tư tưởng học thuật trong Phong trào Chấn hưng Phật giáo CHPG ở Việt Nam1. Ông còn để lại sự nghiệp đồ sộ về Phật học và triết học Phật giáo. Qua những chủ đề Phật học và triết học Phật giáo được Cư sĩ Tâm Viện Triết học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 05 8 2019 Ngày biên tập 12 8 2019 Duyệt đăng 21 8 2019. Hoàng Thị Thơ. Giá trị Kinh Thủ Lăng Nghiêm qua bản dịch 37 Minh trình bày trong các bài giảng pháp các luận giảng kinh điển cũng như các biên dịch kinh điển của ông2 có thể nhìn thấy vóc dáng của nhân vật này. Công trình nổi bật nhất của ông là Kinh Thủ Lăng Nghiêm Kinh TLN được ông dày công hoàn thiện liên tục suốt 29 năm 1932-1961 nhằm đóng góp cho Phật học Việt Nam về Mật tông từ góc nhìn kết hợp cả Thiền tông và Tịnh Độ tông. Tên đầy đủ của Kinh Thủ Lăng Nghiêm là Kinh Đại Phật Đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu