Bài viết Vai trò hoằng pháp của các nhà sư vùng Thuận Hóa và một số ngôi chùa Việt Nam tại miền Trung Lào hiện nay khảo cứu các tư liệu lịch sử nhằm làm sáng tỏ phần nào vai trò của các nhà sư vùng Thuận Hóa đối với Phật giáo Việt Nam tại Lào trên hai phương diện chính là hoằng pháp và xây dựng một số tự viện tại các tỉnh miền Trung nước Lào. | 52 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2019 THÍCH HẢI ẤN PHẠM VĂN PHƯỢNG VAI TRÒ HOẰNG PHÁP CỦA CÁC NHÀ SƯ VÙNG THUẬN HÓA VÀ MỘT SỐ NGÔI CHÙA VIỆT NAM TẠI MIỀN TRUNG LÀO HIỆN NAY Tóm tắt Lào là một trong ba nước Đông Dương có đường biên giới giáp với Việt Nam. Vì thế từ lâu người Việt Nam đã có sự giao lưu và sinh sống tại Lào. Thời Nguyễn thời Pháp thuộc nhân dân các tỉnh miền Trung Việt Nam đã sang Lào sinh sống khá đông và lập thành các bản làng ở tỉnh Champasak và tỉnh Savannakhet. Phần lớn người dân nơi đây có niềm tin tôn giáo theo Phật giáo. Vì không có người hướng dẫn Phật pháp nên một số người Việt ở Lào đã trở về Việt Nam thỉnh các nhà sư sang hoằng pháp cũng từ đó các ngôi chùa Việt được hưng công xây dựng. Sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam ở tỉnh Champasak và tỉnh Savannakhet có sự đóng góp rất lớn của các nhà sư vùng Thuận Hóa. Trong bài viết này chúng tôi khảo cứu các tư liệu lịch sử nhằm làm sáng tỏ phần nào vai trò của các nhà sư vùng Thuận Hóa đối với Phật giáo Việt Nam tại Lào trên hai phương diện chính là hoằng pháp và xây dựng một số tự viện tại các tỉnh miền Trung nước Lào. Từ khóa Các nhà sư Thuận Hóa hoằng pháp tự viện Lào. Mở đầu Lào là một trong ba nước Đông Dương mà trong thời kỳ Pháp thuộc được hoạt động như là một hệ thống quốc gia nằm trong hệ thống thuộc địa của Pháp ở khu vực Đông Nam Á. Lào có diện tích km2 phía Đông giáp Việt Nam phía Tây giáp Thái Lan phía Hòa thượng Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. Nghiên cứu sinh Bộ môn Tôn giáo học Trường Đại học KHXH amp NV ĐHQGHN. Ngày nhận bài 12 9 2019 Ngày biên tập 16 9 2019 Duyệt đăng 23 9 2019. Thích Hải Ấn Phạm Văn Phượng. Vai trò hoằng pháp của các nhà sư 53 Bắc giáp vùng đồi núi Vân Nam Trung Quốc và Myanmar và phía Nam giáp Campuchia1. Về phương diện tộc người thì người Lào là nước đa dân tộc với ba bộ tộc chính là Lào Lùm chiếm 68 Lào Thơng Lào Trung du chiếm 24 và Lào Sủng số lượng ít hơn theo thống kê điều tra dân số năm 1995 của Chính phủ