NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG MÔN SÁP NĂNG SUẤT CAO, CHẤT LƯỢNG TỐT, SẠCH BỆNH TẠI CAO NGUYÊN VÂN HÒA, HUYỆN SƠN HÒA, TỈNH PHÚ YÊN TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG | NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG MÔN SÁP Xanthosoma sagittifolium L. Schott NÃNG SUẤT CAO CHẤT LƯỢNG TỐT SÁCH bỆnH TẠI CAO NGUYÊN VÂN HÒA HUYỆN SƠN HÒA TỈNH PHU YÊN TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG ThS. Trần Tiến Dũng KS. Nguyễn Trung Bình KS. Hồ Sĩ Công KS. Nguyễn Kim Hoa Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ ASISOV Tóm tắt Xác định được 3 giống môn sáp cho năng suất cao chất lượng khá sạch bệnh là SDK 350 10345 năng suất 20 06 tấn ha SDK 10368 năng suất 19 82 tấn ha Phước sọ Nghệ An năng suất 19 08 tấn ha cao hơn đối chứng từ 28 79 - 35 45 . Thời gian sinh trưởng từ 8 - 10 tháng có thể cơ cấu luân canh trên chân đất 1 lúa 1 màu nghèo dinh dưỡng thiếu nước tưới chân đất chuyên 1 vụ màu đất gò đồi không chủ động tưới tiêu trồng xen trong các vườn cây cao su cà phê xà cừ keo. trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Nhằm góp phần đa dạng hoá cây trồng và sản phẩm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác. Từ khoá Tuyển chọn giống môn sáp cao nguyên Vân Hoà Sơn Hoà Phú Yên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở tỉnh Phú Yên môn sáp được trồng nhiều ở các huyện miền núi đặc biệt là ở cao nguyên Vân Hòa huyện Sơn Hoà. ẩ ông dân đã trồng môn sáp khá nhiều vào từ những năm 1999 - 2001. Từ năm 2001 - 2002 bệnh thối củ thối rễ môn sáp xảy ra trầm trọng nhiều hộ mất trắng. Diện tích môn sáp giảm đáng kể số diện tích bị mất trắng trong 2 năm gần đây chiếm gần 40 . ẩ ăm 2004 -2005 môn sáp ở 3 xã Sơn Xuân Sơn Long Sơn Định của huyện Sơn Hòa chỉ còn 143 ha và ngày càng giảm về diện tích. Tại đây lại có những lợi thế so sánh để phát triển cây môn sáp đó là i Điều kiện tự nhiên phù hợp cho sinh trưởng phát triển và đạt năng suất cao của cây môn sáp trồng quảng canh năng suất 10 - 12 tấn ha trồng thâm canh đạt 20 tấn ha ii Quỹ đất để phát triển cây môn sáp ở 3 xã này còn khá lớn diện tích gần ha chưa kể phần diện tích của huyện Tuy An Đồng Xuân trên cao nguyên Vân Hoà . Cây môn sáp có thể trồng xen trong 1 - 2 năm đầu đối với diện tích trồng keo và với 1 - 3 năm đầu đối với diện tích trồng cao su xà cừ