Luận văn "Nghiên cứu hành vi đám đông trên thị trường chứng khoán Việt Nam" cung cấp lý thuyết tổng quan về tâm lý và hành vi giao dịch của các chủ thể sẽ rất hữu ích đối với nhà đầu tư trước khi tham gia thị trường và đối với cả các nhà hoạch định để có thể đưa ra những chính sách quản lý, minh bạch hóa thông tin cũng như giảm thiểu sự biến động và khả năng đổ vỡ của thị trường tài chính. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÂM THỊ TRÚC QUYÊN NGHIÊN CỨU HÀNH VI ĐÁM ĐÔNG TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Mã số TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. VÕ QUANG TRÍ Phản biện 1 TS. Ngô Thị Khuê Thư Phản biện 2 TS. Phan Văn Hòa Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 8 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm Thông tin Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Hành vi đám đông là một hiện tượng tâm lý học chi phối quyết định của con người trong mọi mặt đời sống. Hành vi đám đông cũng được ghi nhận như một kết quả của tâm lý bầy đàn đã hình thành trong lịch sử hàng triệu năm của con npgười. Những suy nghĩ và hành động của một cá thể ở trong đám đông khác hoàn toàn khi độc lập. Nhờ có đám đông mà mỗi cá nhân cảm thấy mình có một sức mạnh vô địch và nhận thức đó cho phép họ ngã theo một số bản năng mà khi có một mình phải kiềm chế. Cũng như vậy ý thức trách nhiệm vốn luôn là cơ chế kiềm hãm các cá nhân riêng lẽ thì đã biến mất hoàn toàn trong đám đông. Theo lý thuyết định giá tài sản tài chính cho thấy tài sản tài chính trên thị trường phụ thuộc vào mức lợi suất chiết khấu. Trong điều kiện thị trường hiệu quả và cân bằng lợi suất thực có thể mang lại trên việc đầu tư vào tài sản công ty sẽ bằng với lợi suất yêu cầu. Lúc này tài sản được định giá hợp lý giá cân bằng . Nhưng thực tế tại các thị trường nhất là thị trường mới nổi như Việt Nam thì mức hiệu quả trên không xảy ra. Và chúng ta không thể quan sát được mức lợi suất cân bằng mà chỉ có thể quan sát được mức lợi suất thực hiện sai lệch so với mức lợi suất cân bằng trong lý thuyết với điều kiện thị trường hiệu quả. Khi lợi suất thực hiện lớn hơn lợi suất cân bằng thì giá tài sản tài chính được