Bài viết Kiểm toán chất thải chăn nuôi heo trang trại ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước được thực hiện nhằm ứng dụng công cụ kiểm toán chất thải hướng tới bảo vệ môi trường và sinh thái – trường hợp điển hình ở các cơ sở trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Qua đó, đề ra cách thức tiếp cận mới, chủ động trong quản lý chất thải chăn nuôi để kiểm soát tại nguồn cũng như nâng cao khả năng tái sử dụng/tái chế chất thải. | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Kiểm toán chất thải chăn nuôi heo trang trại ở huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước Nguyễn Đức Bá1 Nguyễn Tri Quang Hưng2 Bùi Thị Cẩm Nhi2 Nguyễn Kim Huệ2 Võ Minh Sang3 Lê Thị Lan Thảo2 Đoàn Quang Trí4 Nguyễn Minh Kỳ2 5 1 Chi Cục Bảo vệ Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước 2 Khoa Môi trường và Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh quanghungmt@ 3 Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Môi trường Việt Đô 4 Tạp chí Khí tượng Thủy văn Tổng cục Khí tượng Thủy văn doanquangtrikttv@ 5 Bộ môn Môi trường và Tài nguyên Phân hiệu Gia Lai Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh nmky@ Tác giả liên hệ nmky@ Tel. 84 916121204 Ban Biên tập nhận bài 5 11 2022 Ngày phản biện xong 11 12 2022 Ngày đăng bài 25 12 2022 Tóm tắt Nghiên cứu ứng dụng công cụ kiểm toán chất thải KTCT nhằm định lượng chất thải phát sinh của từng loại heo con heo thịt và heo nái ở các trang trại huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước. Kết quả cho thấy 1 mỗi heo thịt tiêu thụ mỗi ngày 2 32 kg cám 3 24 lít nước uống 26 33 lít nước rửa chuồng thải 1 71 kg phân 2 66 lít nước tiểu và 26 32 lít nước thải rửa chuồng 2 heo con tiêu thụ 0 79 kg cám 1 47 lít nước uống và 11 49 lít nước rửa chuồng thải ra 0 22 kg phân 0 72 lít nước tiểu và 11 49 lít nước thải rửa chuồng 3 heo nái tiêu thụ 3 41 kg cám 3 40 lít nước uống và 23 45 lít nước rửa chuồng thải 2 13 kg phân 2 61 lít nước tiểu và 23 45 lít nước thải rửa chuồng. Chất lượng nước thải ở 3 quy mô trang trại lần lượt dao động 812 2012 mg l TSS 1123 1890 mg l BOD5 2576 3025 mg l COD 112 389 mg l TN và 35 2 43 8 mg l TP . Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi QCVN 62 MT 2016 BTNMT cho thấy các chỉ tiêu trên đều vượt ngưỡng cho phép. Lượng chất thải chăn nuôi mỗi lứa ước tính 100 ngàn tấn phân và 1 6 triệu m3 nước thải. Nghiên cứu cung cấp bức tranh hiện trạng phát sinh