Bài viết Vấn đề tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam: Nguyên nhân và biện pháp đấu tranh phòng chống trình bày quan niệm về tội phạm, cách thức phân loại và dấu hiệu nhận biết tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam; Nguyên nhân của tình trạng phạm tội; Các biện pháp phòng và chống tội phạm thời phong kiến. | DOI 180 .83-92 Vấn đề tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam nguyên nhân và biện pháp đấu tranh phòng chống Phạm Thị Thu Hiền Nhận ngày 20 tháng 6 năm 2022. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 11 năm 2022. Tóm tắt Tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng trong pháp luật phong kiến và luôn được các vị vua quan tâm. Do cách thức tổ chức quyền lực nhà nước nên tội phạm trong pháp luật xưa không chỉ được quy định trong pháp luật hình sự mà còn được thể hiện trong các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình dân sự Dựa trên tư tưởng Đức trị và Pháp trị các vị vua phong kiến đã thể chế hoá các quan điểm vào pháp luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tội phạm trong phạm vi gia đình xã hội quốc gia. Để có thể phát hiện và xử lý nghiêm minh kịp thời các trường hợp phạm tội các vương triều phong kiến Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phòng chống. Các biện pháp đó đã phần nào góp phần củng cố bộ máy nhà nước đảm bảo hiệu quả của các chính sách nhà nước và ổn định đời sống cư dân theo tinh thần tề gia trị quốc bình thiên hạ . Từ khoá Tội phạm pháp luật phong kiến biện pháp phòng chống. Phân loại ngành Luật học Abstract Crime was one of the important issues in feudal law and was always of interest to the kings. Due to the way in which state power was organised crimes in the past were not only regulated in the criminal law but also reflected in the provisions of the law on marriage and family and civil law etc. With the ideology of rule by virtue and rule of law feudal kings institutionalised viewpoints into the law to regulate issues related to crime within the family society and country. In order to be able to detect and strictly handle crimes in a timely manner the Vietnamese feudal dynasties introduced prevention and control measures which contributed to strengthening the state apparatus ensuring the effectiveness of state policies and stabilising the lives of residents in the spirit of managing one s household administering the country and .