Cẩm nang công nghiệp sản xuất và lưu trữ điện năng Việt Nam - Dữ liệu đầu vào mô hình hoá hệ thống điện gồm các nội dung chính như sau Nhiệt điện đốt than phun; Lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) cho nhiệt điện than; Tuabin khí; Thu giữ và lưu trữ CO2 (CCS); Đồng phát công nghiệp; Thủy điện; Điện mặt trời;Điện gió; Điện thủy triều; Điện sóng biển; Điện sinh khối; Sản xuất điện từ chất thải rắn đô thị và khí bãi rác; Điện khí sinh học; Động cơ đốt trong; Điện địa nhiệt. Mời các bạn cùng tham khảo! | 2 MỞ ĐẦU Ngày nay công nghệ sản xuất và lưu trữ năng lượng đang có những cải tiến và đổi mới với tốc độ rất nhanh. Quy hoạch dài hạn các hệ thống năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào chi phí và hiệu suất của các công nghệ sản xuất điện trong tương lai. Do đó mục tiêu của Cẩm nang Công nghệ là nhằm ước tính chính xác các chi phí và hiệu suất của một danh mục các công nghệ sản xuất điện từ đó cung cấp thông tin đầu vào quan trọng để lập quy hoạch năng lượng dài hạn tại Việt Nam. Nhờ có sự tham gia của nhiều bên liên quan trong quá trình thu thập số liệu Cẩm nang Công nghệ cung cấp những số liệu đã được sàng lọc và tham vấn với nhiều cơ quan tổ chức liên quan bao gồm Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và các cơ quan của Bộ Công Thương BCT Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN các đơn vị sản xuất điện độc lập tư vấn trong nước và quốc tế các tổ chức các hiệp hội và các trường đại học. Điều này là cần thiết vì mục tiêu chính là xây dựng một Cẩm nang Công nghệ được tất cả các bên liên quan công nhận. Cẩm nang Công nghệ sẽ hỗ trợ việc lập mô hình điện năng lượng dài hạn tại Việt Nam và trợ giúp các cơ quan của chính phủ các công ty năng lượng tư nhân các nhóm chuyên gia và các tổ chức khác thông qua cung cấp một bộ dữ liệu chung về các công nghệ sản xuất điện ở Việt Nam trong tương lai được công nhận rộng rãi trong ngành năng lượng. Cẩm nang Công nghệ của Việt Nam được xây dựng dựa trên phương pháp tiếp cận của Cẩm nang Công nghệ Đan Mạch do Cục Năng lượng Đan Mạch và Energinet xây dựng thông qua quá trình tham vấn mở với các bên liên quan trong nhiều năm qua. Bối cảnh Tài liệu này được xây dựng trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam Đan Mạch. Ấn phẩm đầu tiên của Cẩm nang Công nghệ Việt Nam được xuất bản vào năm 2019. Ấn phẩm mới này bao gồm tất cả các công nghệ được trình bày trong ấn phẩm 2019 các công nghệ này đã được rà soát lại và cập nhật những thông tin cần thiết. Trọng tâm chính của phần cập nhật là bổ sung các tiểu mục công nghệ mới điện mặt .