Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cho quả vải gồm các nội dung chính như sau: Giới thiệu quả vải thiều Việt Nam; Tình hình sản xuất, tiêu thụ quả vải Việt Nam; Tình hình nhập khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản; Yêu cầu đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản; Quy định nhập khẩu rau và trái cây vào Nhật Bản. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tokyo tháng 3 năm 2020 MỤC LỤC Phần 1. Giới thiệu quả vải thiều Việt Nam 2 . Nguồn gốc quả vải thiều Việt Nam 2 . Nhận dạng các giống vải thiều chính 3 . Những tác dụng của quả vải đối với sức khỏe 4 Phần 2. Tình hình sản xuất tiêu thụ quả vải Việt Nam 5 . Tình hình sản xuất xuất khẩu quả vải trên thế giới 5 . Các vùng trồng vải của Việt Nam 5 Phần 3. Tình hình nhập khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản 6 . Tình hình sản xuất quả vải ở Nhật Bản 6 . Tình hình nhập khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản 7 Phần 4. Yêu cầu đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản 8 . Yêu cầu về vườn trồng 9 . Yêu cầu chi tiết về kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu 9 Phần 5. Quy định nhập khẩu rau và trái cây vào Nhật Bản 10 . Luật điều chỉnh việc nhập khẩu rau trái cây vào Nhật Bản 10 . Quy trình nhập khẩu rau và trái cây tại Nhật Bản 11 . Hệ thống kênh phân phối rau và trái cây tại thị trường Nhật Bản 13 . Một số vấn đề cần quan tâm đối với mặt hàng rau và trái cây khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản 14 . Danh sách các triển lãm tại Nhật Bản giới thiệu sản phẩm nông sản thực phẩm 16 PHỤ LỤC I 17 PHỤ LỤC 2 42 ĐẠI SỨ QUÁN VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN THƯƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cho quả vải Tokyo tháng 3 năm 2020 2 Phần 1. Giới thiệu quả vải thiều Việt Nam Đại sứ quán Việt Bam tại Nhật Bản - Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản . Nguồn gốc quả vải thiều Việt Nam Trong những năm cuối thế kỷ 19 hoặc đầu thế kỷ 20 cụ Hoàng Văn Thành sinh năm 1848 tại Thanh Hà Hải Dương từng làm phu khuân vác ở cảng Hải Phòng. Thấy mấy người lái buôn Trung Quốc quê ở Thiều Châu ăn quả vải rồi vứt hạt đi cụ Thành đã nhặt được 6 hạt đem về quê ươm giống và mọc được 3 cây. Sau đó 2 cây chết chỉ còn 1 cây và đó chính là cây vải thiều đầu tiên ở Việt Nam. Rồi từ đó các thế hệ sau chiết cành ra để trồng thêm số cây vải và số vườn vải càng ngày càng tăng. Con cháu nhớ ơn cụ Thành nên đã xây dựng miếu thờ cụ .