Bài viết "Nghiên cứu phát triển một số kết cấu mới chống tràn cho đê sông và khả năng áp dụng tại Việt Nam" đã phân tích các yếu tính mới và điều kiện áp dụng của từng loại giải pháp kết cấu, đánh giá hiệu quả so với các giải pháp truyền thống, từ đó cho thấy được tính khả thi của các giải pháp chống tràn di động trong việc giải quyết vấn đề chống tràn đê sông do lũ với điều kiện kỹ thuật, kinh tế - xã hội của Việt Nam. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN MỘT SỐ KẾT CẤU MỚI CHỐNG TRÀN CHO ĐÊ SÔNG VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Nguyễn Tiếp Tân Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam Nguyễn Chí Thanh Trần Thị Nga Vũ Lê Minh Viện Thủy công Tóm tắt Chống tràn đỉnh đê sông do lũ là nhu cầu cấp thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên các giải pháp phòng chống tràn đỉnh đê sông do lũ hiện nay có nhiều tồn tại như thời gian thi công chậm yêu cầu các khu dự trữ vật liệu. Để khắc phục các tồn tại trên nhóm nghiên cứu đã phát triển 03 kết cấu chống tràn mới 1 kết cấu chống tràn dạng tường phai bằng xốp bọc composite 2 kết cấu chống tràn dạng bản chống và 3 tường chống tràn lắp ghép bằng cấu kiện bê tông hộp rỗng. Các loại kết cấu này được thiết kế chi tiết tính toán mô hình số và thí nghiệm mô hình vật lý để tối ưu và chế tạo. Bài báo cũng đã phân tích các yếu tính mới và điều kiện áp dụng của từng loại giải pháp kết cấu đánh giá hiệu quả so với các giải pháp truyền thống từ đó cho thấy được tính khả thi của các giải pháp chống tràn di động trong việc giải quyết vấn đề chống tràn đê sông do lũ với điều kiện kỹ thuật kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ khóa lũ tràn đỉnh đê sông xốp bọc composite bản chống bê tông hộp rỗng Summary Preventing overflow of river dike crest due to flooding is an urgent need in Viet Nam. However the recent solution for this issuse contain many problems such as slow deployment time or material storage requirement. To overcome the above shortcomings the research team has developed 03 new structures 1 mobile flood protection walls made by composite-coated foam 2 triangle flood barriers and 3 flood walls assembled by hollow-box concrete unit. These types of structures are designed in details analyzed by numerical modeling and physical model models for optimization and then manufacture. The paper also analyzed the new properties and application conditions of each type evaluated the efficiency compared to traditional solutions thereby proving the feasibility of mobile flood .