Sổ tay Luật sư (Tập 1): Phần 2

Tiếp phần 1, Sổ tay Luật sư (Tập 1): Phần 2 Kỹ năng hành nghề luật sư chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư; Kỹ năng chung của luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý; Cơ sở tính thù lao luật sư, thủ tục báo giá dịch vụ và soạn thảo Hợp đồng dịch vụ pháp lý; So sánh phạm vi hành nghề luật sư với một số nghề luật khác; . Mời các bạn cùng tham khảo! | PHẦN 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ CHUNG CỦA LUẬT SƯ KHI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ Chương 4 PHẠM VI CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ Lịch sử của nghề luật sư ở Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đô hộ Việt Nam. Sự phát triển của nghề luật sư về cơ bản phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Vì vậy hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đặc biệt là từ giai đoạn cuối thế kỷ XX cho đến nay đã kéo theo sự phát triển của nghề luật sư đưa nghề luật sư trở thành một nghề có vị trí cao trong xã hội. Giai đoạn đầu những năm 90 thế kỷ XX khi nhắc đến Luật sư người ta thường chỉ liên tưởng đến Luật sư tranh tụng. Hình ảnh tiêu biểu của Luật sư trong xã hội lúc đó là ra tòa và đại diện cho khách hàng tại tòa trong các vụ việc về hình sự và dân sự. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội đội ngũ luật sư tư vấn cho khách hàng trong các giao dịch thương mại cũng từng bước được hình thành bên cạnh các Luật sư tranh tụng. Việc ra đời của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc mở đường cho sự phát triển của nghề luật sư nói chung tạo cơ sở ban đầu của làn sóng gia nhập thị trường pháp lý Việt Nam của các công ty luật quốc tế danh tiếng đến từ các nước như Anh Mỹ Ôxtrâylia. Tại thời điểm đó pháp luật về Luật sư quy định phạm vi hành nghề của Luật sư Việt Nam bao gồm i Tư vấn pháp luật ii Tham gia tố tụng 70 SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 1 và iii Các dịch vụ pháp lý khác1. Trong khi đó các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài không được phép i Tham gia tố tụng để bào chữa hay đại diện cho khách hàng trước Tòa án Việt Nam hay ii Tư vấn về luật Việt Nam mà chỉ được tư vấn về luật nước ngoài và thông lệ quốc tế2. Ngoài ra tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cũng không được phép thuê Luật sư Việt Nam để làm việc cho mình3. Vì vậy để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
309    64    1    29-03-2024
52    66    2    29-03-2024
50    126    1    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.