Tiếp nội dung phần 1, Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật: Phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật; những chuẩn bị cần thiết cho việc soạn thảo và chuẩn bị mang tính hỗ trợ cho việc giải trình, báo cáo về nội dung dự thảo. Mời các bạn cùng tham khảo! | PHẦN IV ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT SỔ TAY KỸ THUẬT SOẠN THẢO THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG I. KHÁI NIỆM ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Đánh giá tác động pháp luật Regulatory Impact Assessment - viết tắt là RIA là một tập hợp các bước lôgíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Đánh giá tác động pháp luật RIA bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Tiến hành RIA bao gồm việc trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau Đâu là bản chất mức độ và sự phát triển của vấn đề Đâu là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi Đâu là các tác động về môi trường kinh tế và xã hội của các lựa chọn chính sách Đâu là ưu và nhược điểm của các lựa chọn chính sách chính Việc giám sát và đánh giá về sau được tổ chức như thế nào Đặc điểm của RIA là tìm ra một phương pháp tối ưu là phương pháp có thể giúp đưa ra câu trả lời đáng tin cậy đối với các vấn đề mà thực tiễn điều hành chính sách công đặt ra nhưng phải làm điều đó một cách khẩn trương hiệu quả minh bạch và không tốn kém. RIA tập trung chủ yếu vào những mặt sau - Tác động tiềm năng về xã hội môi trường tài chính kinh tế - Tác động đến hệ thống văn bản - Tác động đến các nhóm chủ thể trong xã hội như người tiêu dùng doanh nghiệp nhân viên nông thôn đô thị tôn giáo giới Thực hiện RIA là bảo đảm thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình hoạch định chính sách. Quá trình thực hiện RIA giúp cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản trong đó bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra từ đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng đắn hiệu quả hơn. Về phía cơ quan ban hành RIA chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ toàn diện về các phương án lựa chọn không lựa chọn làm cơ sở để các thành viên Chính phủ .