Bài viết "Chính sách quản lý chất thải rắn, thực hiện kinh tế tuần hoàn theo cách tiếp cận dựa vào thị trường ở Việt Nam" phân tích về các chính sách trong quản lý chất thải, và trình bày cách tiếp cận dựa vào thị trường theo mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo! | CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THỰC HIỆN KINH TẾ TUẦN HOÀN THEO CÁCH TIẾP CẬN DỰA VÀO THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Lại Văn Mạnh Nguyễn Thu Trang Vũ Đức Linh Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường Tóm tắt Bài viết này phân tích về các chính sách trong quản lý chất thải và trình bày cách tiếp cận dựa vào thị trường theo mô hình kinh tế tuần hoàn KTTH tại Việt Nam. Qua kinh nghiệm của một số quốc gia châu Âu về sử dụng công cụ chính sách quản lý chất thải và thực hiện KTTH như thuế phí môi trường trợ cấp mua sắm xanh đặt cọc - hoàn trả chi trả theo mức xả thải bài viết đã so sánh đánh giá chính sách của Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn CTR theo cách tiếp cận dựa vào thị trường. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa Kinh tế tuần hoàn Chất thải rắn Chính sách quản lý Tiếp cận dựa vào thị trường Công cụ kinh tế Mở đầu Kinh tế thị trường KTTT là nền kinh tế mà các hoạt động mua bán và trao đổi diễn ra trên thị trường đều vận hành theo nguyên tắc quy luật của thị trường với đặc trưng căn bản về sự đa dạng chủ thể thị trường và độc lập về pháp lý quyền sở hữu quyền tài sản rõ ràng có đầy đủ các dạng và loại thị trường tự do kinh doanh cạnh tranh trên thị trường công bằng và có trật tự giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được xác định trên cơ sở giá trị và thông qua quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường cạnh tranh công bằng có trật tự và tự đào thải. Nghị quyết số 11-NQ TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thống nhất rằng nền kinh tế vận hành đầy đủ đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh . Theo đó hệ thống tổ chức bộ máy chính sách quy định pháp luật cơ chế điều .