Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Cát Tiên (1945-2015): Phần 2

Nội dung cuốn sách "Lịch sử Đảng bộ huyện Cát Tiên (1945-2015)" cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Khái quát về địa lý tự nhiên và con người; vùng đất Cát Tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954); quân và dân Cát Tiên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975); Cát Tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1975 - 2015). Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây. | CHƯƠNG III QUÂN VÀ DÂN CÁT TIÊN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1954 - 1975 I. Xây dựng căn cứ địa cách mạng và khai thông hành lang Bắc Nam 1954 - 1960 1. Tình hình vùng Cát Tiên từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954-1959 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký vào ngày 20 7 1954 về hòa bình ở Đông Dương. Nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Đồng Nai Thượng vui mừng hân hoan chờ đón ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào ngày 20 7 1956. Ngay sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm Hiệp định trắng trợn chối bỏ việc tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Trên toàn Miền Nam nói chung các tỉnh Đồng Nai Thượng và Phước Long nói riêng tình hình diễn biễn khá phức tạp. Để thực hiện mưu đồ thống trị chúng tiến hành các hoạt động nhằm đàn áp phong trào cách mạng phát động chiến dịch Tố cộng diệt cộng lập các khu dân sinh khu trù mật thực hiện Trưng cầu dân ý giả tạo càn quét vào các vùng kháng chiến cũ hòng tạo ra một bộ mặt hoàn toàn mới ở miền Nam hất chân cách mạng chia cắt lâu dài đất nước. Ở Cát Tiên và các vùng lân cận như Đạ Tẻh Lộc Bắc đến trước năm 1959 vẫn là khu tự do của các dân tộc Mạ Xtiêng. Ta chưa kịp củng cố và xây dựng các cơ sở cách mạng. Về phía địch tuy chính quyền Ngô Đình Diệm đã cố gắng xây dựng bộ máy cai trị bằng nhiều âm mưu thủ đoạn nhưng chúng cũng không thiết lập được sự kiểm soát ở vùng này. Địch đã thiết lập 27 sự kiểm soát dọc Quốc lộ 20 từ Ma Đa Guôi đến đèo Bảo Lộc chúng đã lập các ấp chiến lược gom dân tại Ma Đa Guôi Kim Hùng Đa M ri cuộc sống của người dân trong vùng ấp chiến lược rất cơ cực trong cảnh Cá chậu chim lồng . Ở hướng Bù Đăng tỉnh Phước Long địch ra sức dồn dân để kiểm soát nhằm tách nhân dân khỏi cách mạng. Đến năm 1959 địch đã xây dựng được 25 ấp chiến lược dọc Quốc lộ 14 từ km 22 đến km 94 có 19 buôn làng của người dân tộc thiểu số ở vùng sâu nhất cũng bị dồn dân vào ấp chiến lược. Dân từ các nơi khác được chính quyền Diệm đưa tới định cư lập ấp tạo ra cuộc sống sung túc giả tạo .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.