Bài viết Bước đầu nghiên cứu bệnh nấm trên cá tầm (Acipenser sp.) nuôi tại Thừa Thiên - Huế được thực hiện nhằm xác định loài vi nấm nhiễm trên cá tầm nuôi tại Thừa Thiên - Huế và xác định nồng độ diệt nấm của formalin và NaCl để ứng dụng trong phòng trị bệnh nấm. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BỆNH NẤM TRÊN CÁ TẦM Acipenser sp. NUÔI TẠI THỪA THIÊN - HUẾ Nguyễn Ngọc Phước1 Nguyễn Thị Huế Linh1 Nguyễn Thị Thu Giang2 Nguyễn Thị Xuân Hồng1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định loài vi nấm nhiễm trên cá tầm nuôi tại Thừa Thiên - Huế và xác định nồng độ diệt nấm của formalin và NaCl để ứng dụng trong phòng trị bệnh nấm. Từ 5 mẫu cá tầm bị lở loét và 10 mẫu cá không có dấu hiệu điển hình đã phân lập được 5 chủng vi nấm khi nuôi cấy trên môi trường PDA ở nhiệt độ 28oC trong 4 ngày. Các chủng nấm thuần được định danh dựa trên đặc điểm hình thái trong môi trường PDA quá trình sinh sản vô tính của nấm và bằng phương pháp sinh học phân tử giải trình tự đoạn gen its . Kết quả đã định danh cho thấy cả 5 chủng vi nấm khi phân lập trên cá tầm đều là nấm thủy mi Achlya bisexualis. Formalin và NaCl đều có khả năng kháng nấm trong điều kiện in vitro. Formalin với liều lượng 75-150 ppm và NaCl với nồng độ 2-2 5 có khả năng ức chế sự phát triển của 5 chủng nấm nghiên cứu khi ngâm sau 1 giờ. Từ khóa Cá tầm Acipenser sp. Achlya Thừa Thiên - Huế. 1. MỞ ĐẦU3 nghiệp tại vùng núi A Lưới nói riêng và các xã huyện miền núi thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy Cá tầm Acipenser sp. là một loài cá có dinh nhiên do cá tầm là đối tượng nuôi mới của tỉnh Thừa dưỡng cao và rất có giá trị kinh tế đặc biệt trứng cá Thiên - Huế nên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu tầm là loại thực phẩm được ưa chuộng trên thị trường nào về dịch bệnh xảy ra trên cá tầm. Trong năm quốc tế. Cá tầm được du nhập vào Việt Nam từ năm 2019 đã có một số cá tầm chết với dấu hiệu bệnh lý 2005 ở những khu vực miền núi nơi có khí hậu ôn do nấm gây ra như lở loét phần đuôi và xuất hiện các đới như Sa Pa Đà Lạt Yên Bái Tuyên Quang Hoà búi sợi màu trắng. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu Bình và đã trở thành đối tượng nuôi nước ngọt có này nhằm phân lập và định danh nấm gây bệnh giá trị kinh tế cao cho người dân ở các tỉnh trên. trên cá tầm giống nuôi tại Thừa Thiên - Huế .