Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non

Bài viết Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non trình bày các vấn đề lí thuyết về Quyền trẻ em, năng lực thực hiện Quyền trẻ em và xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm tiêu chí đánh giá năng lực thể chế của nhà trường và năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên mầm non trong nhà trường. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2022 Volume 67 Issue 4A pp. 120-131 This paper is available online at http XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Nguyễn Thị Luyến Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong bối cảnh hiện nay Quyền trẻ em là vấn đề được đặc biệt quan tâm của quốc gia và quốc tế. Nhưng việc thực hiện Quyền trẻ em trong thực tiễn của Việt Nam còn nhiều bất cập chưa đảm bảo tất cả Quyền của trẻ em đáng được hưởng. Trong đó ở các cơ sở giáo dục mầm non vẫn còn hiện tượng vi phạm nhân quyền của trẻ em trong khi hệ thống quản lí nhà trường và các cấp trong ngành giáo dục chưa có tiêu chuẩn đánh giá định hướng việc thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở GDMN. Bài báo này trình bày các vấn đề lí thuyết về Quyền trẻ em năng lực thực hiện Quyền trẻ em và xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm tiêu chí đánh giá năng lực thể chế của nhà trường và năng lực của cán bộ quản lí giáo viên mầm non trong nhà trường. Bộ tiêu chí này là cơ sở để nghiên cứu đánh giá năng lực thực hiện Quyền trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non ở Việt Nam từ đó để xuất giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ quản lí giáo viên mầm non và nhân viên trong trường mầm non. Từ khóa Quyền trẻ em năng lực thực hiện Quyền trẻ em tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục mầm non. 1. Mở đầu Thế kỉ XXI Việt Nam dù có nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế xã hội trong các cộng đồng dân cư khác nhau nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đảm bảo những quyền tối thiểu và tất yếu của mình. Từ năm 1990 đến nay mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách quan tâm tới phát triển Quyền trẻ em QTE công tác chăm sóc giáo dục trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Theo UNICEF Việt Nam có rất nhiều trẻ em không được đi học không hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học và các em có quyền đòi hỏi được hưởng một nền giáo dục có ý nghĩa 1 . Theo số liệu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
8    62    2    28-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.