Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 44 - Chiến tranh Trịnh-Nguyễn

Những nội dung được truyền tải trong tập 44 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh "Họ Trịnh khởi nghiệp" là cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn đã đẩy đất nước ta vào con đường tiếp tục chia cắt với các cuộc chiến tranh triền miên. Trong 48 năm ròng rã, đã có 7 trận đánh lớn. Chiến trường chủ yếu là ở hai bờ sông Gianh và vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. | BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH Lê Văn Năm Chiến tranh Trịnh-Nguyễn Lê Văn Năm . Nguyễn Huy Khôi. - . Hồ Chí Minh Trẻ 2013. 80tr. 20cm. - Lịch sử Việt Nam bằng tranh . 1. Việt Nam Lịch sử 1627-1672 Sách tranh. I. Nguyễn Huy Khôi . II. Ts Lịch sử Việt Nam bằng tranh. dc 22 L433-N17 LỜI GIỚI THIỆU Cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn đã đẩy đất nước ta vào con đường tiếp tục chia cắt với các cuộc chiến tranh triền miên. Trong 48 năm ròng rã đã có 7 trận đánh lớn. Chiến trường chủ yếu là ở hai bờ sông Gianh và vùng Nghệ An Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay. Sau nhiều cuộc giao tranh gay gắt hai tập đoàn phong kiến này đều kiệt quệ về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến chia cắt đất nước. Sông Gianh sử sách hay gọi là Linh Giang trở thành ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Họ Trịnh ở Đàng Ngoài lại tập trung lực lượng diệt Mạc ở mạn Cao Bằng. Họ Nguyễn thì lại ra sức mở mang bờ cõi vốn đã nhỏ hẹp ở Đàng Trong. Những nội dung trên được truyền tải trong tập 44 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh Chiến tranh Trịnh Nguyễn phần lời do Lê Văn Năm biên soạn phần hình ảnh do Nguyễn Huy Khôi Lâm Chí Trung thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 44 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 3 Chiến tranh Trịnh Nguyễn mở đầu khi chúa Trịnh Tráng từ Đàng Ngoài ở phía bắc sông Gianh đem quân tiến đánh chúa Nguyễn Phúc Nguyên ở Đàng Trong ở phía nam sông Gianh . Cả hai đều lấy danh nghĩa phù Lê để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với nhà Hậu Lê. Nhưng thật ra hai bên đều có những mưu toan riêng cho mình biến vua Lê thành bù nhìn không có thực quyền. 4 Năm 1623 Trịnh Tùng quyết định nhường ngôi chúa cho con trưởng là Trịnh Tráng. Biết tin Trịnh Xuân - em ruột Trịnh Tráng - dẫn quân tấn công kinh thành Thăng Long. Trịnh Tráng bèn sai người ám sát Trịnh Xuân. Tuy Trịnh Xuân đã bị giết nhưng đám loạn quân vẫn đánh phá kinh thành Thăng Long. Trịnh Tráng phải dẫn vua Lê .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
115    401    7    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.